Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.766 lượt xem

TÓM TẮT THÔNG TIN VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

I. THÔNG TIN CHUNG 

1. Diện tích: 5.033 km. 

2. Dân số: 1.163,6 nghìn người. 

3. Dân tộc: (các dân tộc chính và tỷ lệ người dân tộc thiểu số). 

4. Số đơn vị hành chính: 152. 

5. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm ngư nghiệp 11,38%; Công nghiệp, xây dựng 31,81%; Dịch vụ 48,4%. 

6. Cơ cấu dân cư: 48,7% thành thị, 51,3% nông thôn. 

7. Cơ cấu lao động: Lao động 15 tuổi trở lên 636.537 người, trong đó, lao động nam chiếm 51,86%, lao động nữ 48,14%. Lao động thành thị chiếm 48,74%, lao động nông thôn chiếm 51,26%. 

8. Tỷ lệ hộ nghèo: 

- Tổng số hộ nghèo 12,9 nghìn hộ. 

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới 4,17%. 

9. Mức thu nhập bình quân đầu người: 2.007 USD/người (46.699 nghìn đồng/người).

II. ĐỊNH HƯỚNG ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ GIAI ĐOẠN 2020-2022 

- Thực hiện Quyết định số 1225/QĐ-TTg đề ngày 17/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 20182025 tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 12/02/2020 về vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 -2025. Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung vào một số lĩnh vực sau: 

1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo 

1.1. Thông tin chung về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo của tỉnh 

- Toàn tỉnh có 576 trường, trong đó có 207 trường mầm non, 200 trường tiểu học, 132 trường THCS (kể cả trường TH&THCS), 37 trường THPT (kể cả trường THCS&THPT). Hàng năm, Sở GD&ĐT chỉ đạo các CSGD tiến hành rà soát, kiểm kê, lập kế hoạch mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong nhà trường; Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên kinh phí từ các nguồn, đặc biệt là từ nguồn xây dựng nông thôn mới để trang cấp thêm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định đối với các trường mầm non trong lộ trình xây dựng đạt chuẩn quốc gia; Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đối với các trường THPT đề đạt chuẩn và giữ chuẩn, đồng thời chỉ đạo các Phòng GD&ĐT tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường học nhằm thực hiện Kế hoạch 142/KH-UBND của tinh. 

- Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, huy động nhiều nguồn lực xã hội tham gia hoạt động giáo dục. Hội khuyến học các cấp, hội khuyến học của các dòng họ tiếp tục huy động được nguồn kinh phí hằng năm khá cao hỗ trợ cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ cho công tác thi đua khen thưởng trong học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các cấp học hoạt động rất tích cực trong việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt chỉ tiêu đề ra, duy trì số lượng, vận động cha mẹ học sinh tham gia vào hoạt động giáo dục toàn diện, động viên khen thưởng các phong trào thi đua trong nhà trường kịp thời; Thực hiện tốt cơ chế giám sát giữa các lực lượng xã hội tại địa phương với nhà trường trong tất cả các hoạt động. 

- Bên cạnh nguồn lực xã hội từ trong nước hỗ trợ phát triển giáo dục, các nguồn viện trợ nước ngoài từ các tổ chức phi chính phủ, các nguồn vốn ODA cũng đã hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đã góp phần đảm bảo các điều kiện dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà.

- Công tác xây dựng và phát triển trường đạt chuẩn quốc gia đã được chú trọng và quan tâm của các cấp, các ngành. Tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh đến nay đạt 365/576 trường (tỷ lệ 63,37%), tăng 105 trường so với đầu năm 2016. 

- Bên cạnh đó, các nguồn hỗ trợ để phát triển đào tạo dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề, các cơ sở đào tạo nghề từ các hội đoàn thể cũng được sự quan tâm, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài, các nguồn ODA của Chính phủ vay để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phục vụ các hoạt động chuyên môn của các đơn vị. 

1.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo 

1.2.1. Ưu tiên số 1: Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục. 

a) Thực trạng cơ sở hạ tầng giáo dục: 

- Tỷ lệ trường không đạt tiêu chuẩn: 

+ Ngành học mầm non: Có 94/207 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 45,41%, trong đó: đạt Mức độ 1: Có 91/207 trường (tỷ lệ 43,96%), tăng 38 trường so với đầu năm 2016 (chi tiêu đến 2020 theo Kế hoạch 142/KH-UBND là 93 trường); đạt Mức độ 2: Có 03/207 trường (tỷ lệ 1,45%), tăng 01 trường so với đầu năm 2016 (chỉ tiêu đến 2020 theo Kế hoạch 142/KH-UBND là 20 trường). 

+ Ngành học phổ thông: 

Cấp Tiểu học: Có 170/200 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 85,00%, trong đó: đạt Mức độ 1: Có 153/200 trường (tỷ lệ 76,5%), tăng 14 trường so với đầu năm 2016 (chỉ tiêu đến 2020 theo Kế hoạch 142/KH-UBND là 55 trường); đạt Mức độ 2: Có 17/200 trường (tỷ lệ 8,5%), tăng 06 trường so với đầu năm 2016 (chỉ tiêu đến 2020 theo Kế hoạch 142/KH-UBND là 40 trường). 

Cấp THCS: Có 83/132 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 62,87%), tăng 28 trường so với đầu năm 2016 (chỉ tiêu đến 2020 theo Kế hoạch 142/KH-UBND là 52 trường). 

Cấp THPT: Có 18/37 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 48,65%), tăng 05 trường so với đầu năm 2016 (chỉ tiêu đến 2020 theo Kế hoạch 142/KH-UBND là 18 trường). 

- Tỷ lệ kiên cố hóa các trường lớp học của các bậc học tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh: mầm non 58%; tiểu học 76%; THCS: 84%; THPT: 91%. - Tỷ lệ trường thiếu phòng học: Trong giai đoạn vừa qua, công tác phổ cập giáo dục mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng đã được quan tâm; tỷ lệ trẻ em mầm non 5 tuổi hoàn thành chương trình đạt 99,54%. Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn thấp, đặc biệt là nhóm trẻ đạt tỷ lệ dưới 30%. Nguyên nhân chủ yếu là các cơ sở vật chất còn thiếu và xuống cấp. Giai đoạn sắp tới, toàn tỉnh còn thiếu 341 phòng học mầm non (khoảng 134 tỷ đồng), 239 phòng học đa chức năng phục vụ học tập (khoảng 117 tỷ đồng), khối tổ chức ăn 185 phòng bếp và kho (46 tỷ đồng), khối hành chính quản trị 574 phòng (53 tỷ đồng), các hạng mục phụ trợ (sân vườn, tường rào, khoảng 68 tỷ đồng).

b) Kiến nghị: Giai đoạn 20202022 nguồn ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, chỉ ưu tiên đầu tư xây dựng khối phòng học, còn các hạng mục khác chưa đáp ứng nguồn lực để đầu tư và cần sự hỗ trợ đầu tư từ các nguồn lực xã hội; trong đó ưu tiên tập trung đầu tư khối nhà bếp ăn và khối phòng phục vụ học tập.

c) Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ PCPNN đối với nội dung Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: Ưu tiên tập trung các xã vùng núi, các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, đầm phá, Địa bàn các huyện ưu tiên theo thứ tự: A Lưới, Nam Đông (huyện vùng núi) và các xã vùng đồi núi, đồng bào dân tộc thiêu số, bãi ngang ven biển của một số huyện, thị xã còn lại.

1.2.2. Ưu tiên số 2: đầu tư, trang cấp thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề 

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề, trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Tập trung ưu tiên hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề cho các hội đặc thù, yếu thế: 

+ Trung tâm giáo dục hướng nghiệp dạy nghề Hội người mù tỉnh; 

+ Trung tâm dạy nghề và Tạo Việc làm cho người Tàn tật tỉnh; 

+ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; 

+ Trung tâm nuôi dưỡng, công tác xã hội và trẻ em tỉnh; 

+ Các Trung tâm dạy nghề các huyện Nam Đông, A Lưới. 

 

 

2. Lĩnh vực y tế 

2.1. Thông tin chung: 

Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế trên địa bàn toàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư và cơ bản đáp ứng điều kiện khám chữa bệnh, sức khỏe ban đầu cho người dân. Tuy nhiên, các thiết bị còn thiếu và đã cũ kỹ, lạc hậu nên một số dịch vụ khám chữa bệnh của tuyến cơ sở chưa đáp ứng. 

2.2. Các nội dung ưu tiên 

- Hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị khám chữa bệnh cho các Trạm y tế cấp - Hỗ trợ xã, phường, thị trấn; 

- Hỗ trợ xây dựng thực hiện mô hình Trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình

- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, các bệnh truyền nhiễm; 

- Hỗ trợ xây dựng các trung tâm kiểm soát dịch bệnh. 

3. Lĩnh vực văn hoá 

3.1. Thông tin chung 

- Tỉnh Thừa Thiên Huế nổi tiếng vùng đất di sản với hệ thống di tích riêng biệt, có bể dày lịch sử lâu đời. Di sản một mặt là nguồn tài nguyên văn hóa nổi trội của tỉnh, tạo tiền đề phát triển du lịch; song cũng là gánh nặng ngân sách trong việc bảo tồn, trùng tu gìn giữ nguyên vẹn toàn hệ thống. 

- Tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận diện hạn chế trong việc bảo tồn hệ thống di sản; từ đó, thay đổi tư duy với các định hướng xoay trục phát triển, xoay chuyển tình thế, lấy lại vị thế, nhất là trong tình hình thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2014 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ước tính giai đoạn 20212025 ngoài nguồn lực bố trí trùng tu di tích thuộc Quần thể Cố đô Huế, hàng năm tinh cần 30 tỷ đồng trùng tu cho các di tích ngoài Quần thể (chỉ tính di tích đã được xếp hạng). Hiện nay, khả năng cân đối chi đạt 5 tỷ đồng/năm; như vậy dự kiến khó đáp ứng nhu cầu cho giai đoạn tới. 

3.2. Các nội dung ưu tiên 

- Thực trạng trên đưa đến yêu cầu kêu gọi hỗ trợ, xã hội hóa trùng tu, di tích. Ngoài di tích do Nhà nước quản lý, tỉnh đã lập kế hoạch trùng tu một số công trình cổ do người dân sở hữu ở các trục đường phố cổ Bao Vinh, Huỳnh Thúc Kháng, Chi Lăng, Gia Hội. Bức thiết nhất là phố cổ Bao Vinh (tập trung 13 nhà còn giữ được một phần kiến trúc cổ). Tại những tuyến đường này, tỉnh định hướng hỗ trợ trùng tu kết hợp phát triển du lịch cộng đồng, homestay... nhằm phát huy giá trị phố cổ, tạo sinh kế cho người dân. 

- Trong giai đoạn tới, đề xuất ưu tiên tập trung hỗ trợ cho người dân trùng tu nhà ở tại phố cổ. 

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCTN tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

4.1. Cơ quan đầu mối về vận động và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 

- Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế. 

- Địa chỉ: Tầng 4, Toà nhà 24 Lý Thường Kiệt, thành phố Huế 

- Điện thoại: (+84 234) 3845596. 

- Email: htqt.sngv.hue@gmail.com.

4.2. Cơ quan đầu mối về quản lý các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài 

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế. 

- Địa chỉ: Đường Tôn Đức Thắng, thành phố Huế. 

- Điện thoại: (+84 234) 3824680. 

- Email: ktdn21@gmail.com.

Yên Bái
25/05/2023 1.683 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.754 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.871 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.662 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.675 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.522 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.685 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.730 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.699 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.489 lượt xem
Quảng Nam
25/05/2023 1.667 lượt xem