Quảng Nam
25/05/2023 1.608 lượt xem

TÓM TẮT THÔNG TIN VỀ TỈNH QUẢNG NAM

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Diện tích: 10.406 km2.

2. Dân số: gần 1,5 triệu người

3. Dân tộc: dân tộc Việt (Kinh), Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor

4. Số đơn vị hành chính: 18 huyện, thị

5. Cơ cấu kinh tế: 

6. Cơ cấu dân cư: Dân số nữ có gần 761 nghìn người (chiếm 50,8%); dân số khu vực thành thị gần 380 nghìn người (chiếm 25,4%)

7. Cơ cấu lao động: Dân số từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động hơn 924 nghìn người (chiếm 61,7%); trong đó có trên 903 nghìn người có việc làm. Trong số lao động đang làm việc, khu vực nông, lâm, thủy sản có trên 364 nghìn lao động (chiếm tỷ lệ 40,4%); khu vực công nghiệp – xây dựng gần 243 nghìn lao động (chiếm 26,8%); khu vực dịch vụ 296 nghìn lao động (chiếm 32,8%).

8. Tỷ lệ hộ nghèo: 25.650 hộ, tỷ lệ 6,06%.

9. Mức thu nhập bình quân đầu người: Ước tính thu nhập bình quân 01 người 01 tháng chung cả tỉnh đạt gần 3.334 nghìn đồng, tăng 14,7% so với năm 2018.

II. ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ GIAI ĐOẠN 2020-2022

Công tác vận động viện trợ của các tổ chức PCPNN phải phù hợp với bám vào các định hướng phát triển KT-XH, kế hoạch giảm nghèo của tỉnh, căn cứ vào thực tiễn của địa phương và một số lĩnh vực ưu tiên cụ thể cần kêu gọi các TCPCPNN có các tôn chỉ hoạt động phù hợp đến khảo sát và triển khai hoạt động dự án nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện thuận lợi để người dân địa phương tự lực thoát nghèo vươn lên một cách bền vững, được tiếp cận ngày một tốt hơn với các dịch vụ xã hội, từng bước nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống và phát huy hiệu quả cao nhất của nguồn vốn viện trợ này, góp phần quan trọng vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh nói chung và của từng địa phương, đơn vị nói riêng. Định hướng lĩnh vực ưu tiên vận động viện trợ phù hợp với tình hình hiện nay của tỉnh, cụ thể như: 

1. Nội dung ưu tiên: 

- Phát triển KT-XH (tài chính vi mô, phát triển nông thôn tổng hợp); 

- Y tế (xây dựng kết cấu hạ tầng y tế, nước sạch và vệ sinh, khám và chữa bệnh miễn phí, dinh dưỡng, cung cấp trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng);

- Giáo dục và đào tạo (xây dựng hạ tầng giáo dục, cấp học bổng, đào tạo tin học), 

- Giải quyết các vấn đề xã hội (hỗ trợ người khuyết tật, dạy nghề và tạo việc làm, bình đẳng giới, bảo trợ xã hội, phòng chống HIV/AIDS, khắc phục hậu quả chiến tranh), 

- Tài nguyên và môi trường (truyền thông bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã, nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu), viện trợ khẩn cấp. “Chương trình phân loại Chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và Chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.

2. Địa bàn ưu tiên: 

Các  huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, địa hình đồi núi chia cắt bởi nhiều sông, suối; mạng lưới trường lớp mầm non, tiểu học phân tán nhỏ lẻ, một số điểm trường chưa được đầu tư kiên cố; trang thiết bị dạy và học còn nhiều thiếu thốn; tỷ lệ trường không đạt tiêu chuẩn cao, phòng học xuống cấp, nhu cầu đầu tư trong những năm đến là xây dựng, nâng cấp phòng học bán kiên cố, xuống cấp.

Điều kiện đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế gia đình, đa số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, chưa quan tâm tạo điều kiện để con em đi học; dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học để phụ giúp gia đình ở các khu vực miền núi. Thực trạng về chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn các huyện miền núi chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng dân số thấp; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao; tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng cao những năm gần đây; việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng khó khăn vẫn còn hạn chế.

Tiếp tục quan tâm hỗ trợ các địa phương thuộc vùng trung du-miền núi (09 huyện: Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Nông Sơn, Tiên Phước, Hiệp Đức).

3. Đối tượng ưu tiên: 

Trên địa bàn các huyện miền núi có rất nhiều em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nhưng vẫn cố gắng đến lớp, đến trường để được học chữ; cũng có nhiều em phải đi bộ hơn 3 km để đến trường; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; nhận thức của người dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe còn thấp; điều kiện khám và chữa bệnh của người dân còn hạn chế, chưa thường xuyên; cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở y tế địa phương còn thô sơ, cũ kỹ. Công tác đào tạo cán bộ, y, bác sĩ được thực hiện thường xuyên nhưng chưa đồng bộ và chuyên sâu; chưa có chương trình đào tạo nâng cao, đặc biệt là công tác khám, mổ và sử dụng các loại máy móc hiện đại.

Người khuyết tật trên địa bàn các huyện miền núi chủ yếu sống dựa vào người thân và gia đình, chưa có chương trình, sinh kế để hỗ trợ cho các đối tượng này. Đối với các đối tượng là nạn nhân chất độc da cam/Dioxin, ngoài con số đã được thẩm định, vẫn còn rất nhiều nạn nhân chưa đến bệnh viện thẩm định, phân loại mức độ bị nhiễm chất độc cần có sự quan tâm hỗ trợ đến khám và thẩm định số bệnh nhân còn lại để được hưởng chế độ theo đúng quy định cần quan tâm vận động hỗ trợ chính sách, giúp đỡ cho các nạn nhân đã được thẩm định là nhiễm chất độc da cam/dioxin ổn định cuộc sống.

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN:

Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam

Địa chỉ: 56 Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0235 3819270

Email: quocandofa@gmail.com

Yên Bái
25/05/2023 1.602 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.700 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.799 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.621 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.707 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.628 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.503 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.625 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.670 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.648 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.472 lượt xem