Thái Nguyên
25/05/2023 1.473 lượt xem

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN

 

  1. THÔNG TIN CHUNG: 

1. Diện tích: Diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

2. Dân số: 1.286.751 triệu người (năm 2019); tỉnh đông dân thứ 27 toàn quốc.

3. Dân tộc: 46 dân tộc thiểu số, trên 382.000 đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỉ lệ 29,87% dân số toàn tỉnh; Kinh chiếm 73,1%; Tày 11%; Nùng 5,7 %; Sán Dìu 3,9%; Sán Chay 2,9%; Dao 2,3%, H’Mông 0,6%; Hoa 0,18%.   

4. Số đơn vị hành chính: Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 124 xã vùng cao, 76 xã ATK, 36 xã đặc biệt khó khăn, 03 huyện vùng an toàn khu (ATK). Cụ thể: Thành phố Thái Nguyên; Thành phố Sông Công; Thị xã Phổ Yên; các huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương.

5. Cơ cấu kinh tế: Năm 2019, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp, xây dựng 58%; dịch vụ 31,7%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 10,3%.

6. Cơ cấu dân cư: Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, trong đó nam có 629.197 người và nữ là 657.554 người. Tổng dân số đô thị là 410.267 người (31,9%) và tổng dân cư nông thôn là 876.484 người (68,1%). Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2019 của Thái Nguyên là 1,36%. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị của tỉnh đứng thứ 18 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng Thủ đô (chỉ sau TP Hà Nội).

7. Cơ cấu lao động: Theo cơ cấu lao động (tính từ 15 tuổi trở lên), năm 2018:

- Tổng số lao động: 765.716 người (chiếm 60,4% dân số của tỉnh), trong đó thành thị là 228.991 người (51,5%), nông thôn là 536.725 người (65,2%).

- Tính theo giới tỉnh (năm 2018): Tính trong tổng số lao động toàn  tỉnh (765.716 người) có 371.152 nam (60,2%), 394.564 nữ (60,5%).

8. Tỷ lệ hộ nghèo:

- Theo số liệu năm 2018, số hộ nghèo toàn tỉnh là 20.705 hộ (6,39%), trong đố thành thị là 1.424 hộ (1,48%), nông thôn là 19.281 hộ (8,47%).

- Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo: Năm 2018, số hộ cận nghèo toàn tỉnh là 24.818 hộ (7,66%). Trong đó thành thị là 1.571 hộ (1,63%), nông thôn là 23.247 hộ (10,21%).

9. Mức thu nhập bình quân đầu người: Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người năm 2019 đạt 83,5 triệu đồng, tương đương 3.583 USD/người/năm.

 

  1. ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ GIAI ĐOẠN 2020-2022 
    1. Lĩnh vực giáo dục: 
    2. Thông tin chung: 

Nhiều địa bàn vùng sâu, xa của tỉnh Thái Nguyên điều kiện kinh tế-xã hội còn kém phát triển; hạn chế về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ giáo dục và đào tạo hạn chế; trình độ dân trí của người dân nhiều nơi còn thấp, . . . ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy, học tập. 

  1.  Nội dung ưu tiên:

       Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, giải quyết các vấn đề bao gồm:

  • Thực trạng cơ sở hạ tầng giáo dục:
  • Tỷ lệ trường không đạt tiêu chuẩn chưa cao; thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh và các tỉnh lân cận;
  •  Phòng học xuống cấp tương đối nhiều, đặc biệt tại các điểm trường vùng sâu, xa, điểm trường có học sinh là dân tộc thiểu số.
  • Giai đoạn 2020-2022, địa phương chỉ bố trí được kinh phí xây dựng, sửa chữa phòng học với số lượng hạn chế. Không đáp ứng nhu cầu thực tế. 
  • Kiến nghị: Số lượng cụ thể phòng học cần xây mới và trường học cần tu sửa.
  • Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ PCPNN đối với nội dung Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: Huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa.
  • Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ PCPNN đối với nội dung Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: Học sinh mần non, tiểu học, trung học cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

2. Lĩnh vực nông nghiệp – phát triển nông thôn:

2.1. Thông tin chung:

  • Đến nay, cả tỉnh hiện có 21.300 ha chè, trong đó, diện tích trồng chè theo hướng hữu cơ là gần 300ha, sản lượng trên 210.000 tấn/năm, được tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. 
  • Sản xuất chè hữu cơ trên địa bản tỉnh đã được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng đầu tư phát triển. Công ty cổ phần NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên, doanh nghiệp tiên phong mạnh mẽ trong sản xuất chè hữu cơ: Sản phẩm chè của Công ty đã được tổ chức Quốc tế Biocer International chứng nhận đạt tiêu chuẩn IFOAM, giá bán sản phẩm từ 500.000 - 1.500.000 đồng/kg (cao hơn sản phẩm thông thường gấp 1,5 lần). Hiện nay trên địa bàn tỉnh một số doanh nghiệp cũng đang đầu tư vào sản xuất chè hữu cơ như: Công ty Cổ phần Quế Lâm Phương Bắc - Tập đoàn Quế Lâm đang triển khai thực hiện tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên; HTX chè La Bằng tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, Công ty chè Hà Thái tại huyện Đại Từ, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng CMT Việt Nam,… 

 2.2. Các nội dung ưu tiên (vấn đề cần giải quyết):

          - Xây dựng mô hình chè sạch, an toàn, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ;

          - Xây dựng, hình thành các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tiến tới hình thành hệ thống đồng bộ trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp sạch/nông nghiệp hữu cơ (cây chè là chủ đạo) của tỉnh;

          - Đào tạo năng lực, nâng cao nhận thức của các cấp, người dân về quy trình, các bước, chuỗi  sản xuất/kinh doanh nông nghiệp sạch;

          - Nâng cao thu nhập (theo hướng bền vững) cho các hộ nông dân vùng cao, sâu, xa, vùng khó khăn của tỉnh. 

3. Lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu:

3.1. Tổng quan:

              Xây dựng mô hình xử lý, tiêu hủy vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho vùng sản xuất chè, rau trên địa bàn huyện nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái

3.2. Mục tiêu cụ thể/các nội dung cần giải quyết

              Điều tra hiện trạng và xác định nhu cầu. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật (sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp thực hành tại mô hình), hội thảo mô hình, 100% chi phí thuê đơn vị tiêu hủy, hỗ trợ xây dựng bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV, dụng cụ thu gom (găng tay, khẩu trang, ủng, bao chứa vỏ thuốc BVTV,…).

3.3. Đối tượng hưởng lợi:

              Nhân dân các vùng sản xuất chè, rau trên địa bàn huyện Đồng Hỷ; người dân tiêu dùng sản phẩm trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận

4. Lĩnh vực y tế/chăm sóc sức khỏe: 

3.4.1. Tổng quát: Nâng cao chất lượng cuộc sống của Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thông qua mô hình phát triển sinh kế bền vững và hoạt động nâng cao nhận thức về Quyền cơ bản của Phụ nữ và trẻ em

3.4.2. Mục tiêu/nội dung cần can thiệp

      - Mục tiêu tổng quát: Chất lượng cuộc sống của Phụ nữ và trẻ em nhiễm HIV/AIDS được nâng cao.

      - Mục tiêu cụ thể:

+ Cộng đồng có nhận thức đúng về các Quyền cơ bản của người có H, từ đó góp phần giảm thiểu tình trạng vị phạm Quyền đối với Phụ nữ và trẻ em có H và bị ảnh hưởng bởi HIV

           + Thu nhập của Phụ nữ/trẻ em nhiễm HIV/AIDS được nâng cao.

   + Đại diện người có H được tham gia trong các cuộc họp lập kế hoạch của địa phương, thôn xóm.

5. Giải quyết các vấn đề xã hội:

5.1.  Tổng quát: Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn địa bàn huyện Đồng Hỷ.

5.2. Các mục tiêu/nội dung chính cần thực hiện:

- Thống kê, lập danh sách trẻ có hoàn cảnh khó khăn theo tiêu chí, đánh giá nhu cầu cần hỗ trợ của trẻ (nhà ở, học tập, dinh dưỡng, đồ dùng học tập, y tế,…), thực hiện hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu cấp thiết nhất giúp trẻ ổn định, phát triển, hòa nhập cộng đồng.

- Trẻ được hỗ trợ để hòa nhập cộng đồng, được nuôi dưỡng, học tập và chăm sóc, bản thân trẻ tự tin, có những kỹ năng cơ bản, có động lực vươn lên trong cuộc sống.

  1.  Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương: 
    1. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thái Nguyên
  • Địa chỉ: Số 9, đường Hùng Vương, TP Thái Nguyên.
  • Điện thoại: 0208.3651.368
    1.  Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên
  • Địa chỉ: Số 9, đường Hùng Vương, TP Thái Nguyên
  • Điện thoại: 0208.3858.289
  •   Email: songoaivu@thainguyen.gov.vn
Yên Bái
25/05/2023 1.519 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.598 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.659 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.575 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.602 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.549 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.527 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.588 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.551 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.447 lượt xem
Quảng Nam
25/05/2023 1.524 lượt xem