TÓM TẮT THÔNG TIN VỀ TỈNH THANH HÓA
- THÔNG TIN CHUNG:
- Diện tích: 11.129,48 km2
- Dân số: 3,64 triệu người
- Dân tộc: (các dân tộc chính và tỷ lệ người dân tộc thiểu số)
- Người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất (84,4%), người Mường (8,7%), người Thái (6%). Các dân tộc thiểu số khác như Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Thổ... chiếm tỷ lệ không đáng kể (gần 1%).
- Số đơn vị hành chính: 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương.
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 10,9%, công nghiệp - xây dựng 47,1%, dịch vụ 33,2%, thuế sản phẩm 8,8%.
- Cơ cấu dân cư: Tỷ lệ dân cư thành thị và nông thôn lần lượt là 10,44%
và 89,56%.
- Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã
hội: 37,5%.
- Tỷ lệ hộ nghèo:
- Số hộ nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020: 6 huyện bao gồm: Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát.
- Tỷ lệ hộ nghèo: 3,27%.
10. Mức thu nhập bình quân đầu người: 2.325 USD
- ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ GIAI ĐOẠN 2020-2022:
1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1.1 Thông tin chung về lĩnh vực
Quy mô trường học: 2.035 trường (mầm non: 677; tiểu học: 609; TH&THCS: 72; trung học cơ sở 555; trung học phổ thông: 86; TH&THCS&THPT: 01; THCS&THPT:9).
Quy mô phòng học: 22.771/26.024 phòng, tỷ lệ kiên cố 87,7 %, trong đó mầm non có 6.955/8.156 phòng, tỷ lệ 82,27%; tiểu học có 8.011/9.644 phòng, tỷ lệ 83,10%; THCS có 5.476/5.811 phòng; tỷ lệ 94,24%; THPT có 2.329/2.413 phòng, tỷ lệ 96,52%.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 53.033 người, trong đó: Mầm non: 17.052 người; tiểu học: 16.216 người, trung học cơ sở: 13.339 người; trung học phổ thông: 5890 người; trung tâm GDNN-GDTX: 536 người.
1.2 Nội dung ưu tiên: Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục.
1.3 Địa bàn ưu tiên: 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
1.4 Đối tượng ưu tiên: Học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Lĩnh vực y tế
2.1. Thông tin chung về lĩnh vực: Toàn tỉnh có 38 bệnh viện công lập, 16 bệnh viện ngoài công lập, 02 bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, 01 bệnh viện ngoài ngành (BV Công an tỉnh); 03 cơ quan quản lý Nhà nước về Y tế tuyến tỉnh (Sở Y tế, Chi cục Dân số-KHHGĐ, Chi cục An toàn VSTP); 4 trung tâm tuyến tỉnh; 27 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố; 559 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 27 phòng y tế trực thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố
2.2. Nội dung ưu tiên
a/ Đào tạo bác sĩ y học gia đình:
- Thực trạng: Trong năm 2019-2020 đã đào tạo 250 bác sĩ y học gia đình cho 250 trạm y tế từ nguồn Ngân sách tỉnh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn khoảng 300 bác sĩ tuyến xã chưa được đào tạo.
- Địa bàn ưu tiên: Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Đối tượng thụ hưởng: Bác sĩ đang công tác tại trạm y tế xã, phường, thị trấn.
b/ Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất trạm y tế xã:
- Thực trạng: Hiện nay nhiều trạm y tế xã đã xuống cấp, cần đầu tư nâng cấp, xây mới. Trong khi đó nguồn xã hội hóa, nguồn ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu. Dự kiến giai đoạn 2020-2022 xây dựng 50 trạm y tế.
- Địa bàn ưu tiên: Trạm y tế xã, phường, thị trấn
- Đối tượng thụ hưởng: Các y, bác sỹ trạm y tế xã, phường, thị trấn và người dân.
c/ Xây dựng, nâng cấp khu xét nghiệm cho trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực xét nghiệm một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:
- Thực trạng: Cơ sở vật chất, trang thiết bị xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh còn thiếu.
- Địa bàn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC).
- Đối tượng thụ hưởng: Các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm các bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi.
d/ Hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo
- Thực trạng: Hiện nay trên toàn tỉnh vẫn còn khoảng 55.000 người cận nghèo chưa có khả năng mua thẻ BHYT, tỷ lệ người cận nghèo tham gia BHYT mới chỉ đạt 87%, trong khi đó mục tiêu của tỉnh là 100% người cận nghèo tham gia BHYT vào năm 2020 (đề xuất hỗ trợ 30% mệnh giá thẻ BHYT)
- Địa bàn ưu tiên: Các huyện có tỷ lệ người cận nghèo tham gia BHYT thấp.
- Đối tượng thụ hưởng: Người cận nghèo chưa có khả năng mua thẻ BHYT.
e/ Cải thiện, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
- Thực trạng: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi toàn tỉnh còn cao, giảm chậm so với toàn quốc: Thể nhẹ cân là 15%, thể thấp còi 25,9% (Mục tiêu cả nước theo Quyết định 226/QĐ-TTg: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân 12,5%, thể thấp còi 23% vào năm 2020). - Địa bàn: Các huyện có tỷ lệ người cận nghèo tham gia BHYT thấp.
- Địa bàn ưu tiên: Các huyện có tỷ lệ sinh dưỡng cao (miền núi, vùng bãi ngang).
- Đối tượng thụ hưởng: Trẻ em dưới 2 tuổi, dưới 5 tuổi.
3. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn
3.1 Thông tin chung về lĩnh vực:
Diện tích đất nông nghiệp 909.766 ha, chiếm 81,86% tổng diện tích tự nhiên; toàn tỉnh có 610 hồ chứa và 24 sông lớn nhỏ, với tổng chiều dài 1008 km đê, được chuẩn bị các điều kiện chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai, mưa, bão, lũ... Năm 2019, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản đạt 3,1%; có 06 đơn vị cấp huyện và 57 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
3.2. Nội dung ưu tiên
a/ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh.
- Thực trạng: Việc nhân rộng và phát triển bền vững nền nông nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần thông quản lý nghiêm ngặt về nguồn đất, nước, phân bón, lựa chọn cây giống. Hạ tầng phục vụ cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản còn hạn chế và chưa đồng bộ.
- Địa bàn ưu tiên: Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tại các huyện trong tỉnh.
- Đối tượng thụ hưởng: Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, HTX, trang trại sản xuất cây ăn quả tập trung, quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
b/ Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh trên vật nuôi là động vật hoang dã
- Thự c trạng: Trên địa bàn tỉnh hiện có 125 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã với số lượng 11.707 cá thể của 23 loài. Các cơ sở gây nuôi gặp nhiều khó khăn do không nhận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước như các loài động vật nuôi khác, đặc biệt là hỗ trợ về công tác vệ sinh môi trường, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, đây là một trong những hoạt động tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh từ các cá thể ĐVHD ra cộng đồng và môi trường nếu không được kiểm soát tốt.
- Địa bàn ưu tiên: Các huyện, thị xã, thành phố có cơ sở gây nuôi ĐVHD như: Tp Thanh Hóa, Tp Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn và các huyện: Hà Trung, Yên Định, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống.
- Đối tượng ưu tiên: Chủ các cơ sở gây nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh.
c/ Hạ tầng nông thôn (nâng cấp, cải tạo công trình nước sạch)
- Thực trạng: Nhiều công trình nước sạch đã đưa vào sử dụng được 15 năm, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, trong khi đó nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ngày càng cao. Vì vậy, việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công trình nêu trên là cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng và trữ lượng đáp ứng nhu cầu của người dân.
- Địa bàn ưu tiên: xã Định Tường, huyện Yên Định; xã Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc; thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa; xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống.
- Đối tượng ưu tiên: Người dân sử dụng nước sạch.
4. Lĩnh vực bảo vệ Môi trường
Tỉnh Thanh Hóa ưu tiên vận động viện trợ lĩnh vực bảo vệ môi trường tập trung chủ yếu các hoạt động cụ thể như:
- Bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên.
- Phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai, trồng và bảo vệ rừng.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng; xây dựng mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Cứu trợ khẩn cấp khi xảy ra thiên tai.
5. Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội
Tỉnh Thanh Hóa ưu tiên vận động viện trợ lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội tập trung chủ yếu các hoạt động cụ thể như:
- Giáo dục và giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
- Hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn.
- Xây dựng nhà ở cho người nghèo.
- Hỗ trợ cho các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống nạn buôn bán người.
- Tuyên truyền, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông và tai nạn do thiên tai.
6. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương:
Cơ quan đầu mối về vận động viện tdrowj PCPONN và hoạt động của các tổ chức PCPNN:
Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh Hóa, số 42 đường Lê Quý Đôn, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, SĐT: 0237.3852644; Email: songoaivu@thanhhoa.gov.vn.