Quảng Trị
25/05/2023 1.551 lượt xem

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỈNH QUẢNG TRỊ

 

  1. THÔNG TIN CHUNG: 

1. Diện tích: 4.747 km2

2. Dân số: 632.375 người

3. Dân tộc: Kinh (86,26%), Bru - Vân Kiều, Hoa và Tà Ôi (13,74%)

4. Số đơn vị hành chính: Có 01 thành phố́ (Đông Hà), 01 thị xã (Quảng Trị) và 08 huyện (Cam Lộ, Cồn Cỏ, Đakrông, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh)

5. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Xây dựng: 40,5%, Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản: 18,5%, Dịch vụ: 41%

6. Cơ cấu dân cư: Thành thị: 195.413 người (30,9%), Nông thôn: 436.962 người (69,1%)

7. Cơ cấu lao động: Làm việc trong khu vực Công nghiệp - Xây dựng: 18,37%, Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản: 44,08%, Dịch vụ: 37,55%

8. Tỷ lệ hộ nghèo: 9,77% 

9. Mức thu nhập bình quân đầu người: 47,277 triệu đồng/người/năm

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương và link: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quảng_Trị

          II. ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ GIAI ĐOẠN 2020-2022 CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ 

          1. Nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển nông thôn gắn với chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới: 

          1.1. Thông tin chung về lĩnh vực:

              -  Điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai gây ra (lốc tố, gió bão…) làm thiệt hại lớn đến cơ sở vật chất, năng suất, sản lượng nông sản trên địa bàn.

              - Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; số lượng Doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện còn hạn chế với nguồn vốn đầu tư thấp.

              - Công tác xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp hiện gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng vẫn chưa đồng bộ, chưa có đủ sức hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, vướng mắc về thị trường, đất đai, tín dụng, bảo hiểm, khoa học công nghệ… Đặc biệt, Quảng Trị chưa có quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nên các doanh nghiệp, các địa phương gặp nhiều khó khăn trong đầu tư và triển khai thực hiện.

          

 

 

1.2. Các nội dung ưu tiên vận động

 

Nội dung

Địa bàn ưu tiên

Đối tượng 

ưu tiên

Ưu tiên số 1

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cà phê có chứng nhận hữu cơ/theo hướng hữu cơ sử dụng vỏ cà phê để làm phân hữu cơ vi sinh thông qua vai trò Hợp tác xã nông nghiệp hoặc Tổ hợp tác.

Triển khai tại các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Sơn của huyện Hướng Hóa thuộc địa bàn các xã miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Các Hợp tác xã nông nghiệp, Tổ hợp tác có sự tham gia của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo.

 

Ưu tiên số 2

Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với từng điều kiện sinh thái, từng địa phương;

 

 

 

 

Tùy các sản phẩm, hạng mục hỗ trợ để lựa chọn các vùng trọng điểm hỗ trợ đầu  tư, trọng đó ưu tiên các vùng cát ven biển.

 

 

 

Các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, các doanh nghiệp và hộ cá thể có nhu cầu tiếp nhận và hỗ trợ đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ưu tiên số 3

Hỗ trợ, giới thiệu mời gọi các Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; ưu tiên hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao vào bảo quản, chế biến sâu các mặt hàng nông sản;

              

2. Phát triển, cải thiện điều kiện về Y tế:

2.1. Thông tin chung về lĩnh vực:

          Ngành y tế đang đứng trước nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, nguy cơ xâm nhập của nhiều dịch bệnh mới nổi, tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được cải thiện là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển, làm tăng thêm gánh nặng cho ngành Y tế. 

          Bên cạnh đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, sự quá tải của các bệnh viện đặc biệt là  tuyến tỉnh đang là vấn đề lớn; các  cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư nhưng chưa đúng mức về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị; trình độ, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn vẫn còn  hạn chế, cùng với yêu cầu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị y tế công lập đặc biệt là y tế tuyến cơ sở, vì vậy đòi hỏi tăng cường năng lực   quản lý, chỉ đạo thực hiện và nhiều nhiệm vụ mới đặt ra cho ngành y tế Quảng Trị.

        

 

2.2. Các nội dung ưu tiên vận động

 

Nội dung

Địa bàn ưu tiên

Đối tượng ưu tiên

Ưu tiên số 1

Đào tạo nâng cao năng lực  cho cán bộ y tế các cấp đặc biệt là cán bộ y tế cơ sở và y tế thôn bảnhiện nay toàn tỉnh có khoảng 2.015 biên chế tuyến cơ sở, tuyến thôn bản: 100% thôn, bản có nhân viên y tế (1.075 NVYTTB), cần ưu tiên đào tạo cán bộ tuyến huyện, tuyến xã và YTTB.

Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị

 

 

Ưu tiên số 2

Phát triển cơ sở hạ tầng y tếHỗ trợ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và  cung cấp trang thiết bị, chuyển giao công nghệ cho các tuyến đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị

 

 

Ưu tiên số 3

Chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em:

+ Hỗ trợ phối hợp liên ngành nhằm thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em.

+ Hỗ trợ công tác truyền thông phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em.

+ Hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

+ Hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng.

+ Bảo đảm an ninh thực phẩm tại hộ gia đình.

+ Kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng.

+ Theo dõi, giám sát và đánh giá dinh dưỡng

Miền  núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa và vùng ven biển của tỉnh

Đồng bào dân tộc thiểu số

 

          3. Hỗ trợ phát triển Giáo dục và Đào tạo và dạy nghề:

          3.1. Thông tin chung về lĩnh vực

Toàn tỉnh hiện có 408 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các trung tâm (trong đó 388 đơn vị công lập và 20 trường tư thục) với hơn 160.000 học sinh, 13.226 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

Cấp học Mầm non có 170 trường Mầm non (trong đó có 18 trường Mầm non tư thục, 152 trường mầm non công lập), với 1.542 nhóm lớp.   Hiện có 1.497 phòng học, cấp học mầm non hiện còn sử dụng 291 phòng học bán kiên cố, 27 phòng học mượn.

Cấp học Tiểu học có 70 trường Tiểu học, với 2.591 lớp. Hiện có 2.360 phòng học/2.591 lớp, 144 phòng thư viện, 57  phòng học bộ môn Âm nhạc, 50 phòng bộ môn Mỹ thuật, 141 phòng tin học, 38 phòng đa chức năng, 16 phòng bộ môn khoa học-công nghệ, 89 phòng thiết bị giáo dục. Cấp Tiểu học hiện còn sử dụng 247 phòng học bán kiên cố và 31 phòng học mượn.

Cấp học THCS có 126 trường (trong đó 45 trường THCS và 81 trường TH&THCS), với 1.255 lớp. Hiện có 1.075 phòng học/1.255 lớp; 125 phòng thư viện, 45  phòng học bộ môn Âm nhạc, 33 phòng bộ môn Mỹ thuật, 110 phòng tin học, 22 phòng đa chức năng, 50 phòng bộ môn Công nghệ, 190 phòng bộ Khoa học tự nhiên Lý, Hóa, Sinh, 17 phòng bộ môn Khoa học xã hội, 79 phòng thiết bị giáo dục. Cấp THCS hiện còn sử dụng 137 phòng học bán kiên cố và 03 phòng học mượn.

Cấp học THPT có 32 trường (trong đó có 02 trường tư thục nhiều cấp học, 24 trường THPT, 6 trường THCS&THPT Công lập), với 662 lớp. Hiện có 478 phòng học; Khối phòng bộ môn gồm 27 phòng bộ môn Vật Lý, 28 phòng bộ môn Hóa học, 25 phòng bộ môn Sinh học, 02 phòng bộ môn Công nghệ, 03 phòng bộ môn Khoa học xã hội, 40 phòng bộ môn Tin học, 12 nhà đa chức năng, 10 phòng thiết bị giáo dục, 25 phòng thư viện. Cấp Trung học phổ thông hiện còn sử dụng 48 phòng học bán kiên cố.

              Về thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học chủ yếu được đầu tư mua sắm từ giai đoạn đổi mới chương trình sách giáo khoa giai đoạn 2001-2005 sau nhiều năm sử dụng, mặc dù hàng năm đều được sửa chữa bổ sung tuy nhiên đến nay cơ bản đã hết niên hạn sử dụng.

              3.2. Các nội dung ưu tiên vận động:

 

Nội dung

Địa bàn ưu tiên

Đối tượng ưu tiên

Ưu tiên số 1

Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục:

Giai đoạn 2020-2025 nhu cầu cần đầu tư xây dựng 318 phòng học cho cấp học mầm non, trong đó để thay thế phòng học bán kiên cố, xuống cấp 291 phòng và thay thế 27 phòng học nhờ, phòng học mượn. Xây dựng bổ sung 278 phòng học cho cấp tiểu học để thay thế 247 phòng học bán kiên cố, xuống cấp và 27 phòng học nhờ, phòng học mượn. Đầu tư bổ sung 140 phòng học cho cấp trung học cơ sở để thay thế 137 phòng học bán kiên cố, xuống cấp và 3 phòng học nhờ, phòng học mượn. Xây dựng bổ sung 48 phòng học ở cấp trung học phổ thông để thay thế các phòng học đã xuống cấp, hết niên hạn sử dụng. Nguồn vốn đề xuất 564.700 triệu đồng, trong đó dự kiến nguồn huy động tài trợ từ vận động viện trợ PCPNN khoảng 5% tương đương 28.235 triệu đồng (1.23 triệu USD)

Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị

 

Các đơn vị trường học từ Mầm non đến cấp THPT.

 

Ưu tiên số 2

Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích:

+ Xây dựng bộ tài liệu về Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo trường học an toàn.

+ Bộ tài liệu gồm: tài liệu cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh các cấp.

+ Giáo viên được tập huấn về những tài liệu Giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích trường học an toàn.

+ Triển khai giảng dạy phòng, tránh bom mìn; phòng tránh tai nạn thương tích trong tất cả các nhà trường từ tiểu học đến THPT, GDTX.

+ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm; ngoại khóa, tuyên truyền và phòng tránh tai nạn thương tích trong các nhà trường.

+ Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các hoạt động giáo dục, tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, tai nạn thương tích đảm bảo cho trường học được an toàn.

- Dự kiến nguồn vận động viện trợ PCPNN: 100.000 USD (Một trăm nghìn đô la Mỹ)

Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị

 

+ Thụ hưởng trực tiếp: học sinh các cấp

+ Thụ hưởng gián tiếp: Phụ huynh, cộng đồng và toàn xã hội.

 

Ưu tiên số 3

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, buôn bán người:

+ Công tác tuyên truyền tại cơ sở giáo dục: Ngoại khóa và lồng ghép trong chương trình chính khóa;

+ Hội thi tuyên truyền viên pháp luật giỏi cấp cụm/cấp tỉnh.

+ Hội diễn văn nghệ, thi vẽ tranh, kể chuyện, sáng tác tiểu phẩm về đề tài liên quan;

+ Hợp tác với Đài PTTH địa phương chiếu phát các chương trình truyền thông thực tế: Phiên tòa giả định, tuyên truyền thông qua vấn đáp, phỏng vấn…

+ Biên soạn tài liệu in ấn, phát tờ rơi theo chủ đề

 

Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị

 

Các đơn vị trường học từ Mầm non đến cấp THPT 

 

          4. Giải quyết các vấn đề xã hội:

          4.1. Thông tin chung về lĩnh vực:

          Hiện tỉnh Quảng Trị đang đối mặt với một số vấn đề xã hội nổi cộm, trong đó: 

  • Tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và tảo hôn trong những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn tiếp tục diễn ra, với xu hướng ngày càng phức tạp, cụ thể:

- Đối với vấn đề xâm hại, bạo lực trẻ em, theo số liệu thống kê của cơ quan Công an và Tòa án nhân dân Quảng Trị, từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 40 trường hợp trẻ em (34 nữ, 6 nam) bị xâm hại, trong đó có 06 trẻ bị bạo lực, 31 trẻ bị xâm hại tình dục, 03 trẻ bị các hình thức gây tổn hại khác. 

- Đối với tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh, theo thống kê năm 2019 toàn tỉnh có khoảng 200 cặp tảo hôn tập trung tại địa bàn hai huyện Hướng Hóa và Đakrông.

- Đối với vấn đề Bạo lực gia đình: Năm 2019, toàn tỉnh ghi nhận 134 vụ BLGĐ (nạn nhân nữ là 127 người chiến 95%; nam 7 người, chiếm 5%), trong đó bạo lực tinh thần là 134 vụ, bạo lực thân thể là 113 vụ, bạo lực tình dục: 18 vụ và bạo lực kinh tế: 03 vụ.

  • Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 18.2846 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 30% dân số). Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt gần 20.000 trẻ. Số trẻ em bị tai nạn thương tích dẫn đến tử vong là 22 em. (Trong đó tử vong do tai nạn đuối nước là 15 em, do tai nạn giao thông là 2 em). Hiện tỉnh vẫn còn phải đối mặt với không ít thách thức, bởi nguy cơ dẫn đến các vụ tai nạn thương tích luôn rình rập do trẻ em đang ở lứa tuổi hiếu động, tò mò, nghịch ngợm và khả năng bảo vệ bản thân chưa được hình thành.

          4.2. Các nội dung ưu tiên vận động:

 

Nội dung

Địa bàn ưu tiên

Đối tượng ưu tiên

Ưu tiên số 1

Phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em, kết hôn trẻ em và phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới

- Kiến nghị: Để giảm thiểu bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, tảo hôn trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị mong nhận được sự quan tâm, tài trợ, hỗ trợ kinh phí từ nguồn viện trợ PCNN giai đoạn 2020 - 2022 cho công tác tuyên truyền phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em, kết hôn trẻ em  và phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Tại 02 huyện Hướng Hóa và Đakrông (đây là 02 huyện miền núi có tỉ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số đông, nhật thức chưa cao, 100% cặp tảo hôn đều tập trung tại hai huyện này, tỉ lệ trẻ em bị xâm hại chiếm 60% toàn tỉnh)

Phụ nữ và trẻ em tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông

Ưu tiên số 2

Tuyên truyền, phòng ngừa giảm thiểu tai nạn thương tích trẻ em đặc biệt là tai nạn đuối nước và tại nạn giao thông

- Kiến nghị: Để giảm thiểu tình trạng tai nạn thương tích trẻ em, tỉnh Quảng Trị mong nhận được sự quan tâm, tài trợ, hỗ trợ kinh phí từ nguồn viện trợ PCNN giai đoạn 2020 - 2022 cho công tác tuyên truyền phòng ngừa giảm thiểu tai nạn thương tích đặc biệt là tai nạn đuối nước và tại nạn giao thông cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Trên phạm vi toàn tỉnh,  đặc biệt là một số huyện giáp bờ biển, có sông ngòi, ao hồ chằng chịt nguy hiểm như: Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông

Trẻ em 

 

    5. Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai:

    5.1. Thông tin chung về lĩnh vực:

Quảng Trị là một tỉnh nằm ở ven biển miền Trung Việt Nam, được đánh giá là một trong những tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan và hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn. Trong 10 năm qua (từ năm 2008 đến năm 2017), thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh đã làm 53 người, 250 người bị thương, giá trị thiệt hại là 8.400,7 tỷ đồng.  

              Quảng Trị có đường bờ biển dài khoảng 75km, có 4 huyện ven biển (Vĩnh Linh, Gio Linh,Triệu Phong, Hải Lăng) với 11 xã, thị trấn giáp biển và 4 xã cửa lạch và có huyện đảo Cồn Cỏ nằm cách bờ 28 km. Do đó, việc phát huy tiềm năng về tài nguyên biển, đảo và vùng ven biển gắn với bảo vệ hệ sinh thái không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của tỉnh mà còn góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc

              5.2. Các nội dung ưu tiên vận động:

 

Nội dung

Địa bàn ưu tiên

Đối tượng ưu tiên

Ưu tiên số 1

Hỗ trợ kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Thực trạng: Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và phát triển đô thị, dẫn đến các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng sẽ tăng cường mạnh mẽ, làm tăng lượng phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh. Do đó, tỉnh cần thiết phải xây dựng, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (yếu tố chính gây ra biến đổi khí hậu) để góp phần trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện tăng trưởng xanh của địa phương cũng như của cả nước. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, việc đánh giá đầy đủ, toàn diện hiện trạng phát thải khí nhà kính cũng như thực hiện đúng quy trình, phương pháp kiểm kê vẫn còn là vấn đề rất khó khăn đối với địa phương. Vì vậy, Quảng Trị mong muốn nhận được hỗ trợ về nguồn lực, công nghệ, kinh nghiệm từ các tổ chức phi chính phủ trong việc triển khai kiểm kê khí nhà kính.

Địa bàn toàn tỉnh

Các lĩnh vực: năng lượng; giao thông; chất thải; quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm; nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất khác của tỉnh Quảng Trị

Ưu tiên số 2

Xây dựng báo cáo hiện trạng vùng bờ tỉnh Quảng Trị

Thực trạng: Nhận thức được những thuận lợi của địa phương ven biển, trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều biện pháp nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo bền vững, gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh. Thông qua việc một số địa phương trong cả nước đã được tổ chức đối tác về quản lý môi trường khu vực biển Đông Á (PEMSEA) hỗ trợ kinh phí để thực hiện Dự án "Tăng cường thực hiện chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam” là cơ hội để Quảng Trị được hỗ trợ kinh phí từ các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng báo cáo hiện trạng vùng bờ. Bên cạnh đó, nhằm tuân thủ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, việc xây dựng báo cáo hiện trạng vùng bờ tỉnh Quảng Trị là hết sức cần thiết.

4 huyện ven biển (Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng) và huyện đảo Cồn Cỏ

Người dân 4 huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ

Ưu tiên số 3

Thành lập và xây dựng Trung tâm Cứu hộ và bảo tồn động vật hoang dã tỉnh Quảng Trị

Từ 2015 - 2019, các cơ quan chức năng ở tỉnh đã bắt giữ chuyển giao để xử lý theo thẩm quyền các vi phạm quy định về động vật hoang dã là 81 vụ; tang vật tịch thu 1.552,1 kg động vật rừng, sản phẩm động vật rừng 153kg.

Tỉnh Quảng Trị nói riêng và khu vực miền Trung nói chung chưa có Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã phục vụ nhu cầu cứu hộ cũng như bảo tồn động vật trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

- Kiến nghị: Hỗ trợ hồ sơ pháp lý để thành lập Trung tâm và đầu tư cơ sở vật chất ban đầu (trụ sở, phương tiện cứu hộ, trang thiết bị).

Các khu bảo tồn và rừng phòng hộ

Ban quản lý các khu bảo tồn, ban quản lý rừng phòng hộ (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường)

 

6. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương: 

Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị

- Địa chỉ: 20 Lê Đại Hành, Tp. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

- Điện thoại:     0233 3854745 (Phòng Hợp tác quốc tế)/0233 3555972 

(Bộ phận một cửa)

- Fax: 0233 3851 200

Yên Bái
25/05/2023 1.519 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.597 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.658 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.575 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.602 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.548 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.472 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.527 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.587 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.447 lượt xem
Quảng Nam
25/05/2023 1.524 lượt xem