Ninh Thuận
25/05/2023 1.511 lượt xem

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỈNH NINH THUẬN

1. Thông tin chung:

1.1. Diện tích: Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ với diện tích tự nhiên 3.358 km2

1.2. Dân số: Dân số năm 2019 khoảng 590.467 người. Mật độ dân số 175,8 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển 

1.3. Dân tộc: Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 75,6%, dân tộc Chăm chiếm 13%, dân tộc Răglây chiếm 11%, còn lại là các dân tộc khác. 

1.4. Số đơn vị hành chính: Có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố loại II thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh. 

1.5. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 33% (KH 34-35%), công nghiệp-xây dựng chiếm 27% (KH 25-26%), dịch vụ chiếm 40% (KH 39-40%)

1.6. Cơ cấu dân cư: Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 343,7 ngàn người, chiếm khoảng 58,2% dân số của tỉnh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 58,2%.

1.7. Cơ cấu lao động: hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 44%, công nghiệp xây dựng chiếm 21%, khu vực dịch vụ chiếm 35%.

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo: tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 1,6% còn 6,74% (kế hoạch giảm 1-1,5%), trong đó huyện Bác Ái (huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020) giảm 6,06% còn 34,25% (kế hoạch giảm ít nhất 4%); tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 89% (KH 89%); Mức giảm tỷ lệ sinh ước đạt 0,41%0 (KH 0,4%).

1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người: GRDP bình quân đầu người 50,4 triệu đồng (KH 46-47 triệu đồng); tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.050 tỷ đồng (KH 2.700-2.800 tỷ đồng); tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 22.500 tỷ đồng (KH 15.328 tỷ đồng). 

2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của địa phương giai đoạn 2017-2019:

2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019:

Năm

Số tổ chức PCPNN và nhà tài trợ

Số dự án

Giá trị viện trợ giải ngân

2017

13

15

420.635 USD

2018

10

13

880.142 USD

2019

05

16

408.323 USD

2.2. Lĩnh vực viện trợ:

Năm

Lĩnh vực 1

Lĩnh vực 2

Lĩnh vực 3

Các lĩnh vực khác

2017

Y tế

Phát triển kinh tế-xã hội

Giáo dục-Đào tạo

Tình nguyện viên, Viện trợ khẩn cấp, Viện trợ cá nhân

2018

Y tế

Phát triển kinh tế-xã hội

Giáo dục-Đào tạo

Tình nguyện viên, Viện trợ cá nhân

2019

Giáo dục-Đào tạo

Y tế

Giải quyết các vấn đề xã hội

Tình nguyện viên, Văn hóa-Thông tin-Truyền thông

2.3. Địa bàn viện trợ: Các dự án thu hút và tiếp nhận mới giai đoạn 2017-2019 được triển khai thực hiện chủ yếu tại địa bàn khu vực các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Nam, Thuận Bắc và Bác Ái. Một số ít dự án được thực hiện tại huyện Ninh Hải. 

2.4. Đối tượng nhận viện trợ: Đối tượng thụ hưởng chủ yếu là người nghèo, người dân khu vực vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh vùng sâu vùng xa.

3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2022:

3.1. Lĩnh vực y tế:

a. Dự án Nâng cao năng lực phòng kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm theo TCVN ISO/IEC 17025 và GLP thuộc Trung tâm Kiểm soát Dược phẩm, Thực phẩm và Thiết bị y tế:

- Về những khó khăn, tồn tại: Việc thiếu chuẩn ISO/IEC 17025 và GLP nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra giám sát chất lượng thuốc. Khi phát hiện mẫu thuốc giả/kém chất lượng tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận, phải gửi mẫu đến Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra lại, trước khi ra quyết định xử lý cơ sở vi phạm.Vì kết quả các phép đo/thử của Trung tâm chưa được công nhận, chưa được Nhà nước thừa nhận về tính pháp lý. Các thiết bị một số đã cũ và tần suất sử dụng cao cần thay mới và mua sắm thêm. Cụ thể như máy thử độ rã đã cũ hiện nay cũng đang rơi vào tình trạng thường xuyên gặp sự cố. Ngoài ra Dược điển và các tài liệu liên quan đến phương pháp phân tích cập nhật yêu cầu thiết bị với độ chính xác và độ nhạy cao; Kiểm nghiệm dược liệu, thuốc có nguồn gốc dược liệu cần có hệ thống máy sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC); phân tích chất cấm trong thực phẩm, phân tích định lượng TPCN cần có trang thiết bị hiện đại như sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép khối phổ (LC/MS).

  • Từ những vần đề khó khăn và tồn tại trên, việc thực hiện Dự án Nâng cao năng lực phòng kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm theo TCVN ISO/IEC 17025 và GLP là hết sức cần thiết và làm cơ sở để Trung tâm có đủ điều kiện triển khai thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Lãnh đạo ngành Y tế về lĩnh vực quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh; đồng thời từng bước chuẩn hóa và nâng cao năng lực phòng kiểm nghiệm phù hợp với công tác quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm trong tình hình mới.
  • Nội dung đầu tư: Cải tạo, mở rộng và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm theo TCVN ISO/IEC 17025 và GLP.
  • Địa điểm thực hiện dự án: Trung tâm Kiểm soát Dược phẩm, Mỹ phẩm và thiết bị y tế của tỉnh.

b. Dự án Hỗ trợ các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng huyện miền núi Bác Ái:

- Về những khó khăn, tồn tại: Huyện miền núi Bác Ái chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, trong đó có Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em được triển khai đồng bộ, toàn diện và thực hiện tốt tại cộng đồng. Tuy nhiên, đời sống kinh tế của các gia đình còn khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm cao hơn rất nhiều so với bình quân của tỉnh, đa số phụ nữ đồng bào dân tộc chủ yếu làm nông, làm nương rẫy và thường xuyên ở lại nương rẫy suốt vụ mùa, do đó không có điều kiện nuôi dưỡng và tiếp cận kiến thức chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ được chu đáo. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em chưa được can thiệp quyết liệt để đem lại hiệu quả cao nên tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) <5 tuổi của năm 2019 giảm rất ít so với kế hoạch.

- Nội dung đầu tư: Nâng cao kiến thức, thực hành dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, phụ nữ tuổi sinh đẻ và bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi; khám sàng lọc và hỗ trợ điều trị bằng sản phẩm giàu năng lượng (HEBI) tại nhà cho tất cả trẻ em SDD cấp tính nặng và vừa nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em góp phần giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Bác Ái.

3.2. Lĩnh vực Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai:

Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng ven biển Nam Trung Bộ nằm trong khu vực khô hạn nhất nước, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là: Khô nóng, gió nhiều, bốc hơi nhanh. Tuy nhiên trong mùa mưa, mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn gây ra lũ lụt, lũ ống, lũ quét và úng ngập nghiêm trọng ở nhiều nơi.

Ninh Thuận là vùng có nguồn nước mặt vào loại khan hiếm nhất của cả nước, với lượng mưa bình quân nhiều năm toàn tỉnh khoảng 1.100 mm. Bản thân lượng mưa ít ỏi của tỉnh hàng năm cũng phân bố rất không đều cả theo không gian và thời gian. Lượng mưa có xu thế tăng nhanh từ đồng bằng lên vùng núi cao. Trong khi vùng thượng nguồn sông Cái Phan Rang có lượng mưa trên 2.000 mm thì vùng ven biển chỉ có lượng mưa xấp xỉ 700 mm. Sông Cái là con sông huyết mạch của tỉnh Ninh Thuận với diện tích lưu vực đến cửa sông 3.043 km2, chiều dài nhánh chính 105 km, cung cấp chủ yếu nguồn nước cho tỉnh trong suốt mùa khô. Chế độ dòng chảy của sông Cái Phan Rang được phân phối theo 2 mùa rõ rệt; Lưu lượng mùa lũ rất cao tập trung trong thời gian ngắn, có nhiều đỉnh lũ vượt 5.000m3/s; Lưu lượng mùa kiệt chỉ đạt 3,35m3/s. Hàng năm Ninh Thuận phải chịu tác động của thiên tai do hạn hán thiếu nước.

Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 21 hồ chứa lớn nhỏ có tổng dung tích 195 triệu m3 nước. Tuy nhiên đặc thù các hồ chứa nước ở Ninh Thuận là không đủ nước vào mùa khô nhưng lại xả lũ rất lớn vào mùa mưa và ngay trong mùa mưa một số hồ phải xả lũ nhưng một số hồ vẫn không có nước để tích. Để đảm bảo cân bằng nguồn nước cho mọi ngành kinh tế theo sự phát triển ngày một gia tăng ngoài các giải pháp như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tưới tiết kiệm nước (vận chuyển nước bằng đường ống, tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa) thì một trong những giải pháp cấp bách là triển khai xây dựng hệ thống liên thông các hồ chứa và các kênh mương dẫn nước để đưa nước từ những lưu vực lớn thừa nước đến chứa vào các hồ có dung tích lớn nhưng thiếu nguồn nước và tưới các vùng khô hạn. Việc chuyển nước giữa các lưu vực nhằm sử dụng có hiệu quả lượng nước trong mùa mưa lũ để sử dụng trong mùa khô là rất cần thiết.

Biến đổi khí hậu tác động cực đoan đến Ninh Thuận và làm Ninh Thuận phải đối mặt với nhiều thách thức như: Thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất; Ngập lụt, sạt lở đất gây thiệt hại người và tài sản; Nước biển dâng – xâm ngập mặn; Môi trường sống bị đe dọa; Thiếu vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng các công trình thủy lợi nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, phục vụ công tác chống hạn trước mắt và lâu dài của tỉnh, việc thực hiện các dự án về chống hạn, xói lở, ngập lụt thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận là cần thiết và cấp bách. Ước tính sẽ có khoảng 130.000 người dân của tỉnh Ninh Thuận sẽ được hưởng lợi từ Dự án.

3.3. Lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo:

- Hỗ trợ đào tạo giáo viên các cấp, ưu tiên giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, giáo viên dạy trẻ khuyết tật;

- Xây dựng hạ tầng cơ sở giáo dục: hỗ trợ xây dựng các trường mầm non tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống nhà nội trú cho con em đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng nhà ở cho giáo viên vùng sâu, vùng xa; xây dựng các mô hình trường học xanh-sạch-đẹp, nhà vệ sinh thân thiện với trẻ em; cung cấp trang thiết bị giảng dạy và học tập phù hợp theo chương trình sách giáo khoa mới;

- Xây dựng hệ thống cung cấp nguồn nước sạch cho các trường mầm non, tiểu học, nhất là các trường vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao sức khỏe cho giáo viên và học sinh;

- Hỗ trợ các em học sinh dân tộc tại các trường nội trú dân nuôi; cấp học bổng cho cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo hiếu học;

- Trao đổi giáo dục, hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ, cung cấp giáo viên tình nguyện các chuyên ngành cho các trường đào tạo chuyên sâu, các trường phổ thông; 

- Hỗ trợ đào tạo công nghệ thông tin cho các trường phổ thông, nhất là ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu; đưa vào trường học chương trình tuyên truyền phòng chống ma túy; 

- Xây dựng hệ thống thư viện phù hợp với yêu cầu của từng cấp, trường học.

- Hỗ trợ xây dựng các chương trình đào tạo tiên tiến, hỗ trợ tăng cường hệ thống kiểm định, đánh giá chất lượng, cung cấp học bổng, tăng cường hoạt động trao đổi, liên kết, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tăng cường gắn kết giữa đào tạo và thực hành, giữa nhà trường và doanh nghiệp…

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương: 

Văn phòng Phát triển Kinh tế (EDO), trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

  • Địa chỉ: Đường 16/4 Phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
  • Điện thoại: 0259.3922.103/ 0259.3891.677
  • Email: edo@ninhthuan.gov.vn./.
Yên Bái
25/05/2023 1.686 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.756 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.873 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.664 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.766 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.676 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.523 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.686 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.731 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.700 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.491 lượt xem