Long An
25/05/2023 1.554 lượt xem

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỈNH LONG AN

1. Thông tin chung

1.1. Diện tích: 4.494 km2

1.2. Dân số: 1.695.150 người (tính đến 2019)

1.3. Dân tộc: (các dân tộc chính và tỷ lệ người dân tộc thiểu số)

Dân tộc kinh chiếm 99.07%, dân tộc Hoa chiếm 0.23%, dân tộc Khơ Me chiếm 0.59%, các dân tộc khác 0.12%.

1.4. Số đơn vị hành chính: 192

1.5. Cơ cấu kinh tế: tính đến năm 2019, Nông, lâm, thủy sản (15.86%), Công nghiệp, xây dựng (50.00%), thương mại, dịch vụ (27.59%), thuế (6.55).

1.6. Cơ cấu dân cư: Nam chiếm tỉ lệ 49.88%, nữ là 50.12 %

1.7. Cơ cấu lao động: tỉ lệ lao động nam (54.43%), lao động nữ (50.12)

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo: trên địa bàn tỉnh không có huyện nghèo, theo thống kê tỉ lệ hộ nghèo năm 2019 (2.92%).

1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người: GRDP bình quân đầu người: 80-85 triệu đồng/người/năm (2019).

2. Tình hình vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2017-2019

          2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019

Năm

Số tổ chức PCPNN

Số dự án và phi dự án

Giá trị viện trợ giải ngân (USD)

2017

40

51

1.264.672

2018

36

46

939.056

2019

44

41

470.701

         2.2. Lĩnh vực viện trợ: 03 lĩnh vực nhận được nhiều viện trợ của tổ chức PCPNN nhất trong giai đoạn 2017-2019, cụ thể:

Năm

Lĩnh vực 1

Lĩnh vực 2

Lĩnh vực 3

Các lĩnh vực khác

2017

Giải quyết các vấn đề xã hội

Y tế

Giáo dục

Môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

2018

Y tế

Giáo dục

Giải quyết các vấn đề xã hội

Môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

2019

Giáo dục

Giải quyết các vấn đề xã hội

Y tế

Môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

2.3. Địa bàn viện trợ: Địa bàn (thành phố/thị xã/huyện) mà các tổ chức PCPNN đã hỗ trợ nhiều trong giai đoạn 2017-2019 (theo các lĩnh vực ở mục 2.2).      Các tổ chức PCPNN trong giai đoạn 2017-2019 đã hỗ trợ tương đối đồng đều cho thành phố/thị xã/huyện trên địa bàn tỉnhtrong đó có 3 địa bàn được hỗ trợ với số lượng dự án nhiều hơn so với địa phương khác theo đặc điểm của từng vùng như: huyện Châu Thành, huyện Cần Giuộc, huyện Vĩnh Hưng.

2.4. Đối tượng viện trợ: Đối tượng (người nghèo, người cao tuối, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em…..) mà các tổ chức PCPNN đã hỗ trợ nhiều trong giai đoạn 2017-2019 (Theo các lĩnh vực ở mục 2.2).

Trong giai đoạn 2017-2019 các tổ chức PCPNN đã hỗ trợ dự án cho nhiều đối tượng khác nhau trên địa bàn tỉnh, trong đó hỗ trợ nhiều cho đối tượng là trẻ em, người nghèo và phục vụ cho cộng đồng dân cư.

3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2022

3.1. Lĩnh vực ưu tiên:

3.1.1. Giáo dục, đào tạo

- Xây mới, sửa chữa, nâng cấp các trường học, phòng học, hàng rào, thư viện, nhà ăn, sân chơi, hệ thống lọc nước sạch, nhà vệ sinh, trang bị máy móc, phương tiện, đồ dùng dạy và học … các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

- Đào tạo, cung cấp trang bị máy móc, phương tiện công nghệ thông tin, cho các trường học, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Cấp học bổng cho học sinh, sinh viên gia đình nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh gia đình khó khăn đến trường; học bổng đào tạo trong nước và ngoài nước.

3.1.2. Y tế

- Xây mới, sửa chửa, nâng cấp, cung cấp trang thiết bị y tế, chuyển giao công nghệ kỷ thuật chăm sóc và điều trị cho Bệnh viện tỉnh, bệnh viện khu vực, các trạm, Trung tâm, huyện xã.

- Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân; phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em và cận thị học đường, hỗ trợ cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm; hỗ trợ trị liệu cho trẻ em khuyết tật; kỹ năng nuôi dạy trẻ; Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, trẻ em dị tật bẩm sinh, trẻ mồ coi.

3.1.3. Giải quyết các vấn đề xã hội

- Nhà ở cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất thoát nghèo bền vững; cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn, lũ lụt.

- Hỗ trợ vật chất, trang thiết bị, nhân lực, tài chính cho các cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn; trẻ em bị bỏ rơi, người khuyết tật, người bệnh hiểm nghèo; người yếm thế.

3.1.4. Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

- Phòng chống sạt lở đất ở các sông, kênh rạch vùng có đông khu dân cư; xóa cầu tạm ở nông thôn, thay cầu bê tông kiên cố; nâng cấp trải sỏi đỏ, bê tông hóa giao thông liên ấp, liên xã ở các xã nghèo; nâng cấp, gia cố đê bao ngăn lũ, phòng chống xâm nhập mặn; Nạo vét, hoàn thiện hệ thống thủy lợi tưới tiêu nội đồng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông nghiệp. 

- Hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; dạy nghề, phát triển mô hình làng nghề, nuôi trồng thủy hải sản gắn với mô hình hợp tác xã ở nông thôn; chuyển giao khoa, học công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống ở nông thôn.

3.1.5. Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp

Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo ở các khu vực sạt lở bờ sông, bờ kè; các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu do nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt; phòng chống bão, lốc xoáy; bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học, trồng và bảo vệ rừng.

- Xây dựng, hình thành các mô hình khu đô thị xanh, khu dân cư xanh, cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên; thu gom rác và xử lý nước thải ở cộng đồng.

- Cứu trợ khẩn cấp thiên tai, phục hồi cơ sở hạ tầng và sản xuất.

3.2. Địa bàn ưu tiên: vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn và địa bàn có điều kiện phát triển kinh tế -xã hội khó khăn của thành phố/thị xã/huyện trên địa bàn tỉnh.

3.3. Đối tượng ưu tiên: người nghèo, cận nghèo, người cao tuối, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em…..và phục vụ cộng đồng dân cư.

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương:

  1. . Cơ quan đầu mối về vận động viện trợ PCPNN

Địa chỉ: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Long An, địa chỉ: Nhà Công vụ, số 04 đưởng tỉnh 827, phường 7, thành phố Tân An, tỉnh Long An

Điện thoại: (0272) 3526814

Email: longanufo@yahoo.com

4.2. Cơ quan đầu mối về hoạt động của các tổ chức PCPNN (nếu khác với Mục 4.1)

 - Địa chỉ: Sở Ngoại vụ tỉnh Long An, 61 Nguyễn Huệ, phường 1, TP. Tân An, Long An.

  • Điện thoại: (0272) 3553870/3826233
  • Email: sngv@longan.gov.vn.

 

MỘT SỐ LĨNH VỰC ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI

1. Giáo dục và đào tạo

- Về hỗ trợ đào tạo giáo viên: Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Long An đã và đang tiếp tục thực hiện Đề án “Đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong các trường công lập trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2017-2025”. Theo đó, nhằm đạt được mục tiêu đến cuối năm 2020 có 95% đến 98% giáo viên cấp Tiểu học, giáo viên cấp THCS đạt trình độ chuẩn về năng lực ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên (tương đương B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu) và có 95% giáo viên cấp THPT đạt trình độ chuẩn từ bậc 5(tương đương C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu). Với yêu cầu nêu trên, ngành giáo dục và đào tạo rất mong muốn được tài trợ trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho các giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn theo yêu cầu.

-  Về xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư hàng năm, song do nhu cầu kiên cố hoá, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và nhu cầu phát triển lớp 2 buổi/ngày thì CSVC vẫn còn thiếu nhiều, chưa đủ đáp ứng, nhất là ở vùng sâu còn nhiều khó khăn và những địa phương có các khu, cụm công nghiệp phát triển, tỷ lệ trẻ tăng cơ học ngày càng nhiều dẫn đến thiếu phòng học không đáp ứng kịp nhu cầu; hầu hết các trường vùng sâu chưa có phòng học chức năng, phòng học bộ môn; phòng ở học sinh bán trú và hạng mục công trình phụ trợ cho các trường có học sinh bán trú. Vì vậy, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Long An rất cần được sự quan tâm của các tổ chức để được đầu tư tại những vùng như trên nhằm đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội địa phương và xóa dần sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng trên địa bàn tỉnh.

- Về hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ, cung cấp giáo viên tình nguyện: Thực hiện Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành Đề án xây dựng trung học phổ thông phát triển theo định hướng chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Long An. Theo đó, các đơn vị được thí điểm triển khai và tiếp tục mở rộng triển khai trong giai đoạn 2021-2025 rất cần được hỗ trợ tăng cường năng lực Tiếng Anh nhằm nâng cao trình độ năng lực Tiếng Anh cho học sinh phổ thông đạt từ Bậc 3 (hoặc đạt B1 theo Khung tham chiếu Châu Âu) theo mục tiêu của đề án.

Đồng thời các đơn vị trường trung học phổ thông rất cần sự hỗ trợ trong việc  triển khai dạy học ngoại ngữ 2 và dạy các môn học khác bằng Tiếng Anh (hiện chỉ mới thí điểm ở trường THPT Chuyên Long An) nhằm phát triển năng lực cho giáo viên và học sinh, tạo điều kiện và có cơ hội giao tiếp bằng Tiếng Anh trong các hoạt động ngoại khóa, giao lưu, câu lạc bộ tiếng Anh, thi hùng biện….

- Về hỗ trợ đào tạo công nghệ thông tin cho các trường phổ thông: Ngành giáo dục và đào tạo rất cần được sự hỗ trợ đào tạo trình độ chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và nâng cao cho giáo viên và học sinh phổ thông nhằm đáp ứng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, đáp ứng việc sử dụng các trang thiết bị dạy học tiên tiến mà ngành giáo dục và đào tạo đã trang bị từ Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và trong công tác quản lý.

- Hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo, hệ thống kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục: Nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của giáo dục. Trong đó, để giáo dục thế hệ trẻ phát triển hài hòa, toàn diện cả về thể chất, tâm lý và xã hội; có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, ngoài chương trình dạy học chính khóa, nhà trường rất cần được sự hỗ trợ trong việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng năng khiếu Văn nghệ - thể dục thể thao, tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường, sinh hoạt câu lạc bộ, phối hợp với chuyên gia thực hiện rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

Ngoài ra, nhằm tăng cường quản lý chất lượng các cơ sở giáo dục dựa trên tiêu chuẩn chất lượng trường học, ngành giáo dục và đào tạo rất cần được hỗ trợ bồi dưỡng năng lực thực hiện kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo các cấp theo định kỳ; nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường, giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém, lưu ban và tình trạng học sinh bỏ học ở các cấp phổ thông. Đồng thời nâng cao hiệu quả xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

2. Y tế

Hỗ trợ đào tạo cán bộ y tế trong nước cho cấp bậc tiến sĩ y khoa và thạc sĩ y khoa.  Ngoài ra đề nghị các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có thễ triển khai các dự án hỗ trợ xây dựng và nâng cao năng lực cho các cán bộ của trung tâm kiểm soát dịch bệnh như nâng cao năng lực các khoa xét nghiệm, dịch tễ, bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe lao động, sức khỏe môi trường, đào tạo trong nước, trình độ sau đại học, cụ thể gồm các chuyên ngành lý hóa, vi sinh nước thực phẩm, vi sinh y học, sinh hóa, huyết học, sinh học phân tử, dịch tễ học thực địa, bệnh nghề nghiệp và sức khỏe môi trường.

3. Đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

3.1. Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: Thông tin chung về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tỉnh Long An

Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 24 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: 3 Trường cao đẳng, 7 Trường trung cấp, 06 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và 8 cơ sở khác tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động. Quy mô tuyển sinh bình quân 22.000 lao động/năm. Có trên 90% học sinh, sinh viên có việc làm sau đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh năm 2019 đạt 70,28%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 51,40%.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp thiếu so với quy mô đào tạo hiện tại; thiết bị đào tạo nghề thiếu so với danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đội ngũ nhà giáo còn thiếu về số lượng so với quy mô đào tạo, đa số chưa đạt chuẩn về kỹ năng thực hành nghề, một số chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để tham gia giảng dạy.

3.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp

- Ưu tiên số 1: Phát triển cơ sở vật chất cho đào tạo và giáo dục nghề nghiệp

- Thực trạng cơ sở vật chất: cơ sở vật chất một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp thiếu so với quy mô đào tạo, không đủ năng lực tiếp nhận học sinh sau phân luồng vào học nghề.

- Kiến nghị: Vận động kinh phí cải tạo cơ sở vật chất hiện có và xây dựng mới xưởng thực hành Trường Cao đẳng Long An.

- Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ PCPNN: tỉnh Long An

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ PCPNN: học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Long An.

- Ưu tiên số 2: Đầu tư thiết bị đào tạo nghề nghiệp

- Thực trạng thiết bị: thiết bị đào tạo nghề còn thiếu so với danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

- Kiến nghị: vận động kinh phí đầu tư thiết bị đào tạo các nghề: Công nghệ ô tô, Điện tử dân dụng, Điện tử công nghiệp, Du lịch, Dịch vụ thẩm mỹ, Chế biến món ăn, Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…….

- Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ PCPNN: tỉnh Long An

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ PCPNN: học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Long An.

- Ưu tiên số 3: Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

- Thực trạng đội ngũ nhà giáo: tổng số nhà  giáo 534 người (Tiến sỹ: 10 người, Thạc sỹ: 105 người, Đại học: 307 người, Cao đẳng: 20 người, Trung cấp: 92 người). Trong đó: 456 người chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; 28 người chưa đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm; 98 người chưa đạt chuẩn ngoại ngữ và 94 người chưa đạt chuẩn tin học.

- Kiến nghị: vận động kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo đạt chuẩn kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học.

- Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ PCPNN: tỉnh Long An

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ PCPNN: nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.

4. Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp tỉnh Long An đạt được những hiệu quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện sớm và xâm nhập sâu vào hệ thống sông gây thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh; tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch heo Châu Phi đã ảnh hưởng lớn đến tình hình chăn nuôi heo của tỉnh. Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tuy đã đạt được kết quả bước đầu, tuy nhiên một số tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động còn rất yếu cả nhân lực lẫn tài chính; việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trong một số mô hình vẫn còn hạn chế, thiếu chặt chẽ và bền vững; trình độ sản xuất và ứng dụng công nghệ chưa cao, chưa tạo được giá trị tăng thêm cho sản phẩm, chưa cạnh tranh được trong thị trường khu vực; còn thất thoát sau thu hoạch; nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi thủy sản còn cao; ….

Trước những khó khăn trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2020 - 2022 và xác định ưu tiên như sau:

  • Hỗ trợ phòng chống và kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi.
  • Hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh.
  • Hỗ trợ phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư.
  • Nghiên cứu khoa học trong nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Xây dựng nông thôn mới, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ
  • Hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn.

 

5. Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp

Hỗ trợ xây dựng các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường

- Xử lý địa điểm ô nhiễm bãi rác Bến Lức, Đức Huệ.

- Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn.

Phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai

Công tác đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phòng, chống thiên tai các cấp; hệ thống giám sát khí tượng thủy văn, hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan trên địa bàn tỉnh từng bước được hiện đại hóa nhằm thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ đồng phòng tránh.

Nâng cao nhận thức cộng đồng và nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu

Các hoạt động nhằm nâng cao năng lực và nhận thức về biến đổi khí hậu cho cán bộ quản lý các cấp trên địa bàn tỉnh Long An. Từ đó sẽ có cơ sở định hướng các mô hình truyền thông hiệu quả để tiếp tục triển khai hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu.

6. Văn hóa, thể thao và du lịch

6.1. Lĩnh vực văn hóa:

Hỗ trợ nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị 02 di tích quốc gia: Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Trăm Cột và Di tích cụm Nhà cổ Thanh Phú Long. Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ nghiên cứu bảo quản di sản văn hóa (di tích và hiện vật).

6. 2. Lĩnh vực thể dục thể thao:

Tăng cường hỗ trợ phát triển các môn thể thao cộng đồng; Hỗ trợ đào tạo các môn võ và trang thiết bị phục vụ cho việc tập luyện các môn võ.

6.3. Lĩnh vực du lịch:

Hỗ trợ chuyên gia tư vấn hướng dẫn cho các hợp tác xã và cộng đồng dân cư có tâm quyết làm du lịch để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn ở huyện Châu Thành. Đưa các hợp tác xã và các hộ nông dân có tâm quyết làm du lịch nông thôn tham quan các địa phương có loại hình phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch cộng đồng, du lịch lưu trú nhà dân.

Tổ chức khảo sát nhằm có quy hoạch tuyến, điểm đối với các vị trí trồng, thu mua, đóng gói thanh long để tạo thành dịch vụ cho khách tham quan, trải nghiệm, trao đổi, giao lưu với chủ cơ sở và công nhân. Đầu tư hạ tầng theo quy hoạch tuyến, điểm: giao thông, cấp điện, nước, vệ sinh, môi trường, văn phòng đón tiếp, cửa hàng lưu niệm và lưu trú.

Yên Bái
25/05/2023 1.603 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.701 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.799 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.621 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.708 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.628 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.503 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.626 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.670 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.648 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.472 lượt xem