Lào Cai
25/05/2023 1.339 lượt xem

TÓM TẮT THÔNG TIN TỈNH LÀO CAI

1. Thông tin chung

1.1 Diện tích: Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam với diện tích tự nhiên 6.389 km2 (lớn thứ 19/63 tỉnh, thành phố), cách Hà Nội 280 km,  có 182,086 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Phía Bắc tỉnh Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu.

1.2. Dân số: 733.337 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 66,4%

1.3. Dân tộc:  Với 25 nhóm ngành dân tộc sinh sống, trong đó có 246.756 người dân tộc Kinh, chiếm 33,6% và 486.581 người dân tộc khác, chiếm 66,4% tổng dân số của tỉnh (cụ thể như Tày 106.763 người chiếm 15%, Hmong 177.957 người chiếm 24%, 103.811 người chiếm 14%, Giáy 32.163 người chiếm 4,3%)

1.4. Số đơn vị hành chính: 9 đơn vị hành chính cấp huyện ( 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện),  152 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 127 xã, 16 phường và 9 thị trấn).

1.5 Cơ cấu kinh tế năm 2019: Nông lâm nghiệp (12,29%) - công nghiệp, xây dựng (44,57%) - dịch vụ, du lịch (43,14%). Mục tiêu cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Nông lâm nghiệp (9,6%) - công nghiệp, xây dựng (41,4%) - dịch vụ, du lịch (49%).

1.6. Cơ cấu dân cư: Mật độ dân số của tỉnh là 115 người/km2. Dân số khu vực thành thị của tỉnh năm 2019 là 171.538 người, chiếm 23,39%; ở khu vực nông thôn là 561.799 người, chiếm 76,61%.

1.7. Cơ cấu lao động: Năm 2019 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại các ngành kinh tế, cụ thể: 

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 268.130 người chiếm 59,38 %

- Công nghiệp và xây dựng: 81.516 người chiếm 18,12%

- Dịch vụ, du lịch: 101.220 người chiếm 22,50%

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo:

- Số huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020: 04 huyện, bao gồm các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai và Sa Pa.

- Tỷ lệ hộ nghèo: 19.708 hộ, chiếm 11,46%

- Tỷ lệ hộ cận nghèo: 17.000 hộ, chiếm 9,88%

1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2019: 3.162 USD. Mục tiêu đến năm 2025 mức thu nhập bình quân đầu người từ 5.800 – 6.000 USD.

 

 

2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019

2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019:

Năm

Số tổ chức PCPNN và nhà tài trợ

Số dự án

Giá trị viện trợ giải ngân (USD)

2017

18

20

680.960

2018

23

27

2.266.514

2019

12

14

2.136.600

2.2. Lĩnh vực viện trợ:

Năm

Giải quyết các vấn đề xã hội

Giáo dục và Đào tạo

Y tế

Nông nghiệp

Các lĩnh vực khác

2017

747.124

174.650

330.234

327.590

 

2018

378.483

2.148.835

384.051

274.137

 

2019

168.822

5.160.060

85.006

 

 

2.3. Địa bàn viện trợ: Nguồn viện trợ từ các tổ chức PCPNN và nhà tài trợ phân bổ hầu hết các địa bàn thành phố, thị xã và các huyện của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên tập trung nhiều tại một số huyện như: Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa (địa bàn các xã điều kiện phát triển kinh tế -xã hội còn nhiều khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số).

2.4. Đối tượng viện trợ: Các hộ dân điều kiện kinh tế khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (như Mông, Dao, Hmong...vv). Phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương nhằm phát triển sinh kế, kinh tế hộ gia đình, học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong quá trình học tập. Bên cạnh đó là nâng cao năng lực, trình độ tiếp cận cộng đồng của đội ngũ cán bộ tham gia.

3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2022

3.1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

3.1.1 Thông tin chung: Với đặc thù của một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, nhiều khó khăn: có 3 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NĐ-CP của Chính phủ và 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được đầu tư theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 2/3 số cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh ở vùng cao; trên 60% học sinh là người dân tộc thiểu số. Quy mô, mạng lưới trường lớp từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, đặc biệt là ở vùng cao, vùng khó khăn. Tính đến năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 612 trường học (Mầm non: 193; Tiểu học: 185; THCS: 188; THPT: 36; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên: 10); với 8.092 lớp học (Mầm non: 2.286 ; Tiểu học: 3.59.; THCS: 1.618; THPT: 518; Giáo dục thường xuyên: 77); tổng số 216.280 học sinh (Mầm non: 58.242 HS; Tiểu học: 71.997 HS; THCS: 53.661 HS; THPT: 19.757 HS; Giáo dục thường xuyên: 2.623).

Chất lượng giáo dục tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét ở tất cả các cấp học, nhất là vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có nhiều mô hình và giải pháp đặc thù nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì vững chắc ở 127/127 xã, 16 phường, 9 thị trấn. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 30%; mẫu giáo đạt 97% (riêng 5 tuổi đạt 99,9%); trẻ 6-10 tuổi đạt 99,8% (riêng 6 tuổi đạt 99,9%); 11-14 tuổi đạt 99%; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học học lên lớp 6 đạt 99%. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhất là ở vùng cao còn nhiều khó khăn, còn 34% phòng học chưa được kiên cố hoá. Phòng học bộ môn, ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn mới đáp ứng được 20%; công trình nhà vệ sinh, nước sạch một số trường vùng cao chưa đạt chuẩn; công trình thể thao, giáo dục thể chất hầu hết các trường còn thiếu, diện tích đất của nhiều trường còn chật hẹp.

3.1.2. Các nội dung ưu tiên:

3.1.2.1. Ưu tiên số 1: Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục

- Thực trạng cơ sở hạ tầng: Về phòng học, toàn tỉnh có 8.569 phòng học (phòng học kiên cố 5.471 phòng, đạt tỷ lệ 64% trong đó: mầm non  44,04%; tiểu học  60%, trung học cơ sở 89,66%, trung học phổ thông 96,69%); (cả nước đạt 77,1%, trong đó: tiểu học 68,7%, trung học cơ sở 85,7%, trung học phổ thông 93,9%); về phòng học bộ môn, số phòng đáp ứng quy định: cấp THCS 63,82%, THPT 69,57% (trong đó số lượng thiết bị phòng học bộ môn mới chỉ đáp ứng được khoảng 68,17%); về trang thiết bị dạy học tối thiểu được đầu tư từ năm 2001 đến nay đã hỏng, hầu như không còn sử sụng được.

- Nhu cầu đầu tư giai đoạn 2021-2025: Nhu cầu cần đầu tư gần 1.000 phòng học và 1.200 phòng học bộ môn để thay thế phòng học tạm, phòng học đã xuống cấp và một số phòng còn thiếu do thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, huyện thuộc tỉnh Lào Cai.

- Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ: Các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NĐ-CP của Chính phủ (các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai) và 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (các huyện Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn).

- Đối tượng ưu tiên vận động: Xây dựng cơ sở hạ tầng (phòng học, phòng bộ môn) cho các trường, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3.1.2.2. Ưu tiên số 2: Đầu tư các trang thiết bị cho các trường có học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú

- Hiện trạng: Toàn tỉnh có 136 trường phổ thông dân tộc bán trú và 103 trường có học sinh bán trú, với trên 36 ngàn học sinh ăn ở tại trường (từ thứ 2 thứ 7), chiếm tỷ lệ trên 20% tổng số học sinh phổ thông. Về cơ sở vật chất hiện có 4.040 phòng ở cho học sinh (trong đó có 131 phòng tạm); các trang thiết bị phục vụ cho học sinh bán trú mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu. Hiện còn thiếu giường, tủ đựng đồ dùng học sinh bán trú, các trang thiết bị nhà ăn, bếp; các công trình nhà ăn, bếp nấu, nhà tắm, nhà vệ sinh chưa đáp ứng được nhu cầu....

- Nhu cầu đầu tư giai đoạn 2021-2025: Nhu cầu cần đầu tư khoảng 2.500 bộ thiết bị cho học sinh ban trú (bao gồm: giường, tủ đựng đồ dùng, ti vi, tủ đựng thực phẩm, bàn ghế nhà ăn, tủ cơm, hệ thống bếp nấu, chăn, chiếu, màn...)

- Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ: Các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NĐ-CP của Chính phủ (huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai) và 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Huyện Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn); các huyện có trường PTDT bán trú.

- Đối tượng ưu tiên vận động: Xây dựng cơ sở hạ tầng (phòng học, phòng bộ môn) cho các trường, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3.2. Lĩnh vực Y tế

3.2.1. Thông tin chung: 

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Đề án 7 “Phát triển y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020” tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển hệ thống y tế, nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế dự phòng, thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Những chính sách hỗ trợ, ưu tiên trong đó chính sách hỗ trợ đào tạo, ưu đãi, thu hút, hỗ trợ nâng cao đời sống nhân lực y tế trình độ cao, chính sách hỗ trợ công tác dân số là những thuận lợi cơ bản trong phát triển sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, thách thức như nguồn lực đầu tư cắt giảm; thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất thường với những bệnh dịch nguy hiểm, bênh lạ khó kiểm soát; cơ sở vật chất, trang thiết bị sau nhiều năm sử dụng nay bắt đầu xuống cấp, lạc hậu, nhu cầu đầu tư lớn; nhân lực y tế thiếu, nhân lực trình độ cao đang bị y tế tư nhân và địa phương có điều kiện thuận lợi thu hút; ý thức tự bảo vệ và rèn luyện sức khỏe của nhiềm nhóm dân tộc chưa cao, còn nhiều tai tệ nạn, tập tục lạc hậu, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3.2.2. Các nội dung ưu tiên: 

3.2.2.1. Ưu tiên số 1: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế

- Đề nghị viện trợ nâng cấp các trạm y tế đã xuống cấp, bổ sung các công trình phụ cho các trạm y tế còn thiếu hoặc đã xuống cấp (cổng, tường bao quanh, nhà để xe, bếp ăn bệnh nhân, vườn thuốc nam mẫu…);

- Viện trợ mua sắm các trang thiết bị y tế cho các đơn vị y tế.

3.2.2.2 Ưu tiên số 2: Lĩnh vực dự phòng

- Viện trợ triển khai các hoạt động trong công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại cộng đồng: Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi, phòng chống sốt rét; phòng chống HIV/AIDS…

- Tăng cường công tác vệ sinh môi trường: Sử dụng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh và đảm bao 3 sạch.

- Xây dựng mô hình điểm về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.2.2.3 Ưu tiên số 3: Lĩnh vực dân số

Viện trợ trong nâng cao chất lượng dân số cho vùng đồng dân tộc thiểu số, vùng có kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai.

3.3. Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

3.3.1. Thông tin chung: Hết năm 2019, sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thu được kết quả tốt: Tốc độ tăng trưởng ngành đạt 6,02%, cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch hợp lý. Đảm bảo an ninh lương thực, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 330.819 tấn, sản lượng thịt hơi đạt 58.610 tấn, thủy sản đạt 10.408 tấn. Giá trị sản phẩm/1 đơn vị ha canh tác đạt 75,1 triệu đồng/ha. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, tỷ lệ che phủ rừng đạt 55,5%. Chương trình xây dựng NTM được người dân hưởng ứng tích cực, có 52/127 xã hoàn thành xây dựng NTM; thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 26 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, khó lường tác động trực tiếp, tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp (giông lốc, mưa đá, rét hại, hạn hán); Trình độ nhận thức của người dân không đồng đều, tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo còn thấp, sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bước đầu đã có kết quả tích cực, song quy mô còn nhỏ, lẻ; Đường biên giới trên bộ dài, khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ lây lan và bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn tỉnh rất lớn.

3.3.2. Các nội dung ưu tiên: (1) Hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh; (2) Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

- Địa bàn: Thị xã Sa Pa và các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh; các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn phát triển mạnh trồng trọt và chăn nuôi lợn, gia cầm nên ưu tiên phòng chống và kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Đối tượng: Các tổ hợp tác, trang trại, Hợp tác xã thực hiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh. Thực hiện sản xuất trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm.   

3.4. Lĩnh vực đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và giải quyết vấn đề xã hội

3.4.1. Thông tin chung: 

Tỉnh Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo so với mặt bằng chung của cả nước (hiện nay còn 43 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% được coi vùng “lõi nghèo” của tỉnh); việc đầu tư cho phát triển cơ bản phụ thuộc vào hỗ trợ của Trung ương, nguồn vốn này có xu hướng giảm trong giai đoạn tới sẽ ảnh hưởng tới đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp (việc làm, tiêu thụ vật tư đầu vào...); di dịch cư tự do, thiên tai nguy hiểm.. do đó có tác động đến công tác xóa đói, giảm nghèo. Thiếu việc làm tại chỗ, người dân đi làm thuê ở nơi xa; con cái ở nhà thiếu sự chăm sóc của người lớn, vì vậy ảnh hưởng đến công tác giáo dục, an ninh trật tự tại địa phương.

3.4.2. Các nội dung ưu tiên:

3.4.2.1. Ưu tiên số 1: Đào tạo nghề

Trên địa bàn tỉnh có Trường Cao đẳng Lào Cai được lựa chọn là trường có các ngành, nghề trọng điểm theo Quyết định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cụ thể: có 02 mã nghề cấp độ quốc tế (Điện công nghiệp, Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn), 02 mã nghề cấp độ ASEAN (Công nghệ ô tô, Hướng dẫn du lịch), 03 mã nghề cấp độ Quốc gia (Hàn; Thú y; Quản trị du lịch và lữ khách).

Hiện nay nhà trường còn khó khăn về đội ngũ nhà giáo chưa đạt chuẩn theo tiêu chí trường chất lượng cao và hệ thống trang thiết bị còn chưa đáp ứng được xu thế phát triển hiện đại. Trên cơ sở đó Sở Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cử chuyên gia hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhà giáo; chuyển giao các công nghệ - kỹ thuật đào tạo đối với các ngành nghề trọng điểm trên cho Trường Cao đẳng Lào Cai mà tỉnh Lào Cai chưa đáp ứng được nhằm phát triển trường Cao đẳng Lào Cai thành trường chất lượng cao.

3.4.2.2. Ưu tiên số 2:  Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Đề nghị các tổ chức hỗ trợ làm nhà ở cho khoảng 400 hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Giai đoạn 2016-2020, chưa có chính sách hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, trong khi đó, một số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở từ các Chương trình 134 giai đoạn 2006-2010 và chương trình 167 giai đoạn 2011-2015 hiện nay nhà ở đã xuống cấp, chưa có nguồn tài trợ.

3.4.2.3. Ưu tiên số 3: Bảo vệ chăm sóc trẻ em

Tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật vẫn xảy ra và gây nên bức xúc trong dư luận xã hội. Các địa phương trong tỉnh còn thiếu điểm vui chơi, giải trí và sinh hoạt văn hóa tinh thần đạt tiêu chuẩn cho trẻ em.

Hiện nay, chưa có chính sách hỗ trợ cho đối tượng là trẻ em bị xâm hại. Việc hỗ trợ chủ yếu dựa vào các nguồn vận động tài trợ của các cá nhân, tổ chức, tuy nhiên nguồn kinh phí tài trợ của các quỹ này còn hạn hẹp. Đồng thời, hàng năm đề nghị các tổ chức hỗ trợ kinh phí tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp về nội dung tư vấn, tham vấn cho các trẻ em bị xâm hại và nâng cao kĩ năng hỗ trợ và trợ giúp các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh.

3.4.2.4. Ưu tiên số 4: Công tác phòng, chống mua bán người

- Thực trạng về công tác phòng, chống mua bán người: Tình hình tệ nạn mua bán người diễn biến phức tạp, thủ đoạn kẻ buôn người tinh vi, nhiều chiêu trò khác nhau, nhất là đối tượng lợi dụng mạng xã hội để lừa gạt bán vào các ổ mại dâm trong nước và nước ngoài. Từ năm 2016 đến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đã giải cứu, tiếp nhận 367 nạn nhân bị mua bán trở về, trong đó hơn 80% nạn nhân là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Mông, người Dao và người Thái. 100% nạn nhân khi trở về đều gặp các vấn đề về tâm lý và sức khoẻ, một số nạn nhân có biểu hiện thần kinh, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có nạn nhân bị bạo hành cả về thể chất và tinh thần.

- Công tác truyền thông, phòng ngừa mua bán người: Tổ chức truyền thông trực tiếp tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mua bán người bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và tổ chức tại các phiên chợ vùng cao.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực: Cán bộ các cấp làm công tác phòng, chống mua bán người. Tình nguyện viên, cộng tác viên cơ sở làm công tác phòng, chống mua bán người. Nạn nhân bị mua bán trở về; đối tượng có nguy cơ cao bị mua bán. 

- Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng là nạn nhân có hộ khẩu tại Lào Cai.

- Địa điểm: Trên địa bàn toàn tỉnh, trọng tâm tổ chức ở các địa bàn giáp biên, phức tạp về nạn mua bán người, có nhiều đồng bào sinh sống, nhận thức còn hạn chế.

3.5. Lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và cưu trợ khẩn cấp

3.5.1. Thông tin chung: Lào Cai với địa hình đặc trưng chủ yếu là núi cao, đồi dốc, khe sâu; những vùng đất có độ dốc trên 250 chiếm 80% diện tích đất của toàn tỉnh, được chia thành 2 vùng, với đặc trưng nền nhiệt và chịu sự tác động của khí hậu thời tiết, thiên tai khác nhau, gồm: Vùng đồi núi cao và Vùng thấp. (1) Vùng đồi núi cao bao gồm các huyện: Sa Pa, Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn; thường xuyên chịu tác động của các loại hình thiên tai như: Dông lốc, lũ ống, lũ quét, mưa đá, mưa lớn, sạt lở đất, sét, hạn hán, rét hại...(2) Vùng thấp gồm các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai và các xã vùng thấp của huyện Bát Xát; thường bị ngập úng do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, đặc biệt là mưa lớn, mưa cục bộ xảy ra.

Do các đặc điểm trên, Lào Cai là tỉnh hội tụ đủ cả ba vùng sinh thái miền núi, trung du và đồng bằng; có địa hình phức tạp hàng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của 16/19 loại thiên tai như: lốc, mưa đá, mưa lớn, lũ, lũ quét,, sạt lở đất, sét, rét hại, nắng nóng, hạn hán…. Mặc dù nằm sâu trong đất liền, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng thường bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu của Bão kết hợp với rãnh thấp, gây mưa to đến rất to, tạo ra lũ ống, lũ quét, trượt sạt lở đất đá gây thiệt hại nặng về người và tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh..Vì vậy nhu cầu tiếp nhận các dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài về lĩnh vực môi trường và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là cần thiết và cấp bách, các nhu cầu cụ thể là (1) Các kinh nghiệm, công nghệ, giải pháp tiên tiến về giảm thiểu rủi ro thiên tai và nâng cao nhận thức cộng đồng; (2) Tăng cường năng lực, viện trợ trang thiết bị hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn; (3) Ứng dụng các vật liệu mới, vật liệu xanh trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

3.5.2. Các nội dung ưu tiên:

3.5.2.1. Ưu tiên số 1: Các kinh nghiệm, công nghệ, giải pháp tiên tiến về giảm thiểu rủi ro thiên tai và nâng cao nhận thức cộng đồng.

- Kiến nghị: thực hiện các dự án tại các xã miền núi có nguy cơ thiên tai cao.

- Địa bàn: tại các huyện Vùng đồi núi cao bao gồm các huyện: Sa Pa, Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn.

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ PCPNN: Cộng đồng dân cư địa phương tại các khu vực thí điểm.

3.5.2.2. Ưu tiên số 2: Tăng cường năng lực, viện trợ trang thiết bị hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn.

- Kiến nghị: Tăng cường năng lực, viện trợ trang thiết bị hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn của Tỉnh

- Địa bàn: Công tác tìm kiếm cứu nạn trên toàn tỉnh

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ PCPNN: Văn phòng ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

3.5.2.3. Ưu tiên số 3: Ứng dụng các vật liệu mới, vật liệu xanh trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Kiến nghị: Thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực chuyên ngành.

- Địa bàn: tỉnh Lào Cai

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ PCPNN: Các đơn vị quản lý chuyên ngành.

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở tỉnh Lào Cai

4.1. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Lào Cai

- Địa chỉ: Trụ sở khối 2, đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

- Điện thoại: 02143.3858818

- Email: 

4.2. Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai

- Địa chỉ: Trụ sở khối 2, đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

- Điện thoại: 02143.844835         Fax: 02143.844835

- Email: Contact-sngv@laocai.gov.vn

4.3 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai

- Địa chỉ: Trụ sở khối 2, đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

- Điện thoại: 02143.840810         Fax: 02143.823466

- Email: Contact-skhdt@laocai.gov.vn

Mong nhận được sự quan tâm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhằm kịp thời chia sẻ thông tin, nhu cầu vận động của tỉnh Lào Cai tới các tổ chức PCPNN và nhà tài trợ.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT, KTĐN.

 

KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

Nguyễn Duy Hải

Yên Bái
25/05/2023 1.578 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.669 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.747 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.610 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.680 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.604 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.497 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.593 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.652 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.613 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.466 lượt xem