Kon Tum
25/05/2023 1.453 lượt xem

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỈNH KON TUM

1. Thông tin chung

1.1. Diện tích: 9.674,18 km2. 

1.2. Dân số: 540.000 người. trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 53% tổng dân số toàn tỉnh, với trên 28 dân tộc cùng sinh sống ([1])

1.3. Dân tộc: dân tộc thiểu số chiếm khoảng 53% tổng dân số toàn tỉnh, với trên 28 dân tộc cùng sinh sống

1.4. Số đơn vị hành chính: Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 09 huyện với 102 xã, phường, thị trấn (có 13 xã biên giới)

1.5. Cơ cấu kinh tế: Khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng 5,59%; Khu vực Công nghiệp và Xây dựng tăng 15,81%; Khu vực Dịch vụ tăng 9,20%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,05%.

1.6. Cơ cấu dân cư: 869 thôn, làng, tổ dân phố; trong đó: có 54 xã và 66 thôn, làng thuộc diện đặc biệt khó khăn được đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020.

1.7. Cơ cấu lao động: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh năm 2018 ước tính là 317.055 người, tăng 3% so với năm 2017. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2018 ước tính 314.000 người, tăng 2,78% so với năm 2017 (kinh tế nhà nước: 46.169 người; kinh tế ngoài nhà nước: 267.814 người; Khu vực đầu tư nước ngoài: 17 người). Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2018 đạt 48,10% cao hơn mức 47,9% của năm trước

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo: tỷ lệ hộ nghèo là 13,74%, giảm 3,55 % so với số hộ nghèo năm 2018 là 22.851 hộ([2])

1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người: Trong năm 2019, GDP bình quân đầu người đạt 41,28 triệu đồng; tổng thu ngân sách 3.124 tỷ đồng

 2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2019

2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019([3])

Trong giai đoạn 2017 – 2019, đã có 17 tổ chức và 01 cá nhân viện trợ 5.122.436 USD (tương đương 118.978 triệu VNĐ) thông qua 20 dự án trên địa bàn tỉnh. Với tổng giá trị giải ngân là 3.856.198,84 USD (bao gồm giá trị giải ngân của các dự án chuyển tiếp từ năm 2016)

Năm

Số tổ chức PCPNN

và nhà tài trợ

Số dự án

Giá trị viện trợ giải ngân (USD)

2017

7

8

836.914,94

2018

9

10

2.023.722,39

2019

2

2

995.561,51

 

2.2. Lĩnh vực viện trợ: (đơn vị tính USD)

2.2.1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Gồm 08 dự án, chiếm 40% tổng số dự án; tổng giá trị vốn viện trợ 1.804.972 USD (tương đương 41.924 triệu VNĐ), chiếm 35,24% tổng giá trị viện trợ.

Các dự án đã góp phần đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị cho trường học (mầm non, bậc tiểu học và trung học cơ sở), đào tạo nghề; nâng cao năng lực cho giáo viên, đội ngũ quản lý; cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.

2.2.2. Lĩnh vực y tế

Gồm 04 dự án, chiếm 20%  tổng số dự án; tổng giá trị viện trợ 161.959 USD (tương đương 3.761 triệu VNĐ), chiếm 3,16% tổng giá trị viện trợ.

Các dự án được triển khai nhằm hỗ trợ cải thiện cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị y tế thông thường (xe đẩy, dụng cụ cấp cứu,...) cho một số cơ sở y tế; phòng ngừa và điều trị một số bệnh (lao, phong, răng miệng, mắt,...); tăng cường năng lực cho đội ngũ y tế và dịch vụ khám, chữa bệnh cho các đối tượng dễ tổn thương (người nghèo, trẻ khuyết tật, mồ côi....). 

2.2.3. Lĩnh vực phúc lợi xã hội

Gồm 08 dự án, chiếm 40% tổng số dự án; tổng giá trị viện trợ 3.155.505 USD (tương đương 73.292 triệu VNĐ), chiếm 61,6% tổng giá trị viện trợ.

Các dự án này được triển khai nhằm hỗ trợ trực tiếp cho những đối tượng dễ bị tổn thương của xã hội (người khuyết tật, trẻ khuyết tật và mồ côi) khắc phục các khó khăn trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng thông qua hoàn thiện cơ sở hạ tầng (sân chơi đa năng, nhà tình thương) và cung cấp các trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng và điều trị bệnh tại các cơ sở phúc lợi của nhà nước; cung cấp vật nuôi, đào tạo nghề.

2.3. Địa bàn viện trợ: 

- Thành phố Kon Tum là địa bàn đứng đầu về số lượng dự án viện trợ (08 dự án, chiếm 40% tổng số dự án) với giá trị vốn viện trợ (1.164.919USD, chiếm 22,748% tổng giá trị viện trợ)([4]).

- Huyện Kon Plông là địa bàn đứng đầu về số vốn viện trợ với 01 dự án (chiếm 5%), vốn viện trợ 1.955.198 USD (chiếm 38,17%).

- Tiếp theo là huyện Kon Rẫy với 01 dự án (chiếm 5%), vốn viện trợ 1.048.000 USD (chiếm 20,46%) và huyện Sa Thầy với 02 dự án (chiếm 10%), vốn viện trợ 42.544 USD (chiếm 0,83%)

Các dự án có địa bàn triển khai từ hai địa phương trở lên với 08 dự án (chiếm 40%), vốn viện trợ 911.775 USD (17,8%).

 

 

Biểu 3. Địa bàn tiếp nhận viện trợ

TT

Địa bàn tiếp nhận

viện trợ

Dự án

Vốn viện trợ

Số lượng

Tỷ trọng  (%)

Giá trị (USD)

Tỷ trọng (%)

 

Tổng số

20

100,0

5.122.436

100,0

1

Huyện Kon Rẫy

1

5

1.048.000

20,46

2

Huyện Kon Plông

1

5

1.955.198

38,17

3

Huyện Sa Thầy

2

10

42.544

0,83

4

Thành phố Kon Tum

8

40

1.164.919

22,74

5

Liên huyện, khác([5])

8

40

911.775

17,8

2.4. Đối tượng tiếp nhận viện trợ: Bao gồm các đơn vị, địa phương, tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích ([6]) và các tổ chức khác của Việt Nam([7]).

3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2022: Đề xuất từ 3-5 lĩnh vực ưu tiên cao nhất của địa phương để vận động viện trợ PCPNN, mỗi lĩnh vực tối đa ½ trang và tập trung vào một số nội dung sau:

3.1. Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

3.1.1. Thông tin chung về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo của tỉnh:

Trên địa bàn tỉnh hiện có 141 trường mầm non, 119 trường tiểu học, 29 trường tiểu học-trung học cơ sở, 111 trường trung học cơ sở, 27 trường trung học phổ thông (trong đó có 10 trường, phân hiệu phổ thông dân tộc nội trú), 08 trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, 01 trường cao đẳng và 01 phân hiệu đại học; cơ bản đảm bảo nhu cầu của người học. Tuy nhiên, một số trường học chưa có phòng học bộ môn, thư viện; số phòng học tạm, mượn nhờ vẫn còn, cụ thể hiện còn 51 phòng học tạm và 94 phòng học mượn nhờ.

3.1.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

3.1.2.1. Ưu tiên số 1: Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục

- Thực trạng cơ sở hạ tầng giáo dục

+ Tỷ lệ trường không đạt tiêu chuẩn: 98/373, đạt tỷ lệ 26,3% trường mầm non, phổ thông công lập không đạt chuẩn tiêu chuẩn (còn phòng học tạm, mượn nhờ, thiếu phòng học bộ môn…).

+Tỷ lệ phòng học xuống cấp, mượn nhờ: 145 phòng/5357, đạt tỷ lệ 2,7% phòng học tạm, mượn nhờ.

+ Tỷ lệ trường thiếu phòng học: 21/373, đạt tỷ lệ 5,6% trường còn thiếu phòng học.

+ Giai đoạn 2020-2022, tỉnh Kon Tum chỉ bố trí kinh phí xây mới 94 phòng học và tu sửa 186 phòng học, khó đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng của ngành Giáo dục và Đào tạo.

- Kiến nghị: Hỗ trợ tỉnh Kon Tum: (i) xây mới phòng học 02 phòng học và thiết bị dạy học tại điểm trường thôn Kon Hnông đáp ứng nhu cầu nuôi dạy khoảng 60 trẻ em mầm non, để thay thế phòng học mượn nhờ (hiện nay đang mượn nhà văn hóa thôn để giảng dạy) và bổ sung thiết bị dạy học với tổng kinh phí khoảng 2 tỷ VNĐ (khoảng 85 nghìn USD); (ii) hỗ trợ bàn, ghế và trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học cho học sinh của Trường mầm non 02 phòng học tại làng Khúc Na, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy với tổng kinh phí 300 triệu VNĐ; (iii) Xây mới nhà học 16 phòng cho học sinh cấp II, III tại Trường phổ thông Dân tộc bán trú-Trung học cơ sở xã Ngọc Réo huyện Đăk Hà với tổng kinh phí là 10,3 tỷ VNĐ.

- Địa bàn ưu tiên vận động để xây dựng cơ sở hạ tầng: (i) Thôn Kon Hnông, xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh với hơn 99% là người đồng bào dân tộc thiểu số; (ii) xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; (iii) Xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài là trẻ em mầm non (0-5 tuổi) và trẻ em thanh thiếu niên (từ 12-18 tuổi) vùng đồng bào dân tộc thiểu số

3.2. Lĩnh vực Y tế

3.2.1. Thông tin chung về lĩnh vực Y tế của tỉnh:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 09 đơn vị y tế trực thuộc tuyến tỉnh; 10 đơn vị trực thuộc tuyến huyện (bao gồm 10 Trung tâm Y tế huyện, thành phố (02 Trung tâm Y tế huyện, thành phố không có bệnh viện; 08 Trung tâm Y tế huyện có bệnh viện); Phòng khám Đa khoa khu vực trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Rẫy; và Có 102 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng y tế dự phòng và khám, chữa bệnh; ngoài ra, còn có 874 nhân viên y tế thôn làng tham gia vào công tác chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng. Cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh. Tuy  nhiên vẫn còn một số bệnh tuyến huyện đã xuống cấp dẫn đến công tác khám chữa bệnh chưa đạt được chất lượng cao.

3.2.2.1. Ưu tiên số 1: Xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Ngọc Hồi

- Thực trạng cơ sở hạ tầng của TTYT huyện Ngọc Hồi:

TTYT huyện Ngọc Hồi được đầu tư xây dựng năm 1994, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1996; các hàng mục công trình (các khoa phòng) được đầu tư xây dựng với kết cấu: Nhà cấp IV, móng xây đá chẽ, tường xây gạch thủ công, cửa pano gỗ kính, mái lợp ngói, nền lát gạch hoa xi măng. Qua nhiều năm đưa vào khai thác sử dụng, ngành Y tế cũng sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp mua sắm sữa chữa hàng năm để duy tu bảo dưỡng; do nguồn kinh phí có hạng và công trình đã hết niên độ sử dụng nên đã xuống cấp trầm trọng, cụ thể:

+ Cơ sở hạ tầng đã xuống cấp và không phù hợp công năng để bố trí hoạt động theo chuẩn quốc gia về y tế.

+ Các Khoa và Phòng khám đã xuống cấp trầm trọng.

+ Thiếu cơ sở hạ tầng theo tiêu chí quốc gia về y tế.

+ Giai đoạn 2020-2022, địa phương chỉ bố trí kinh phí để duy tu bảo dưởng một số khoa phòng.

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng mới Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi hoặc đầu tư xây dựng mới Khối Hành chính và Khối Phòng khám trung tâm để đảm bảo cơ sở hạ tầng cho trung tâm hoạt động, với tổng kinh phí là 10 tỷ VNĐ.

- Địa bàn ưu tiên vận động để đào tạo cán bộ y tế: huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ: Người dân trên địa bàn huyện Ngọc Hồi và người dân các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam.

3.3. Lĩnh vực Văn hóa, thể thao và du lịch

3.3.1. Thông tin chung về lĩnh vực Văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh:

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum được quan tâm và triển khai có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Đến nay tỉnh đã kiểm kê, khảo sát trên 260 di sản văn hóa phi vật thể; sưu tầm, phục dựng 32 lễ hội truyền thống, thực hiện 05 bộ phim tư liệu và nhiều đầu sách, ấn phẩm; tổ chức trên 114 lớp truyền dạy nhiều loại hình văn hóa dân gian với trên 2.000 học viên; tham gia hoạt động văn hóa trong và ngoài nước sôi nôi nổi, hấp dẫn, thu hút du khách và các nhà nghiên cứu. Toàn tỉnh có 74 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú”, hơn 150 nghệ nhân tiêu biểu được địa phương đề xuất lập hồ sơ trong thời gian tới...

3.3.1.1. Ưu tiên số 1: Hỗ trợ bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoa

- Thực trạng của công tác hỗ trợ bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoa

+ Trong các loại hình văn hóa truyền thống, Sử thi được coi là một loại hình mang tính chất độc đáo, đặc biệt bậc nhất. Theo đó, năm 2015 Sử thi dân tộc Ba Na – tỉnh Kon Tum được lựa chọn xây dựng hồ sơ khoa học và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều dân tộc khác trên địa bàn tỉnh có loại hình sử thi hấp dẫn, cần có các biện pháp bảo tồn khẩn cấp, bởi, theo thống kê năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh có 33 nghệ nhân biết hát kể Sử thi, đến hiện nay đã hơn 1/3 số nghệ nhân đã mất hoặc tuổi cao, sức yếu không thể truyền dạy Sử thi cho các thế hệ kế cận. Bên cạnh đó, lớp trẻ gần như không biết và không có tâm huyết để diễn xướng loại hình Sử thi; không gian diễn xướng có nhiều thay đổi

+ Mặc dù, trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đã đạt được những kết quả nhất định, bước đầu đã bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống, tuy nhiên, công tác nghiên cứu, phục hồi theo đúng nguyên bản và phương hướng phát huy Sử thi trong thời gian tới chưa được quan tâm, đầu tư. Do vậy, việc xây dựng dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Sử thi trên địa bàn tỉnh Kon Tum” là một trong những giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, có điểm nhấn tạo sự lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, là hết sức cần thiết.

+ Đến nay, tỉnh chưa có đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về công tác bảo tồn Sử thi của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, vì vậy, trong giai đoạn 2020-2022 không phân bổ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này.

- Kiến nghị: Hỗ trợ tỉnh thực hiện “Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Sử thi trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, với tổng kinh phí là 3 tỷ VNĐ.

- Địa bàn ưu tiên vận động để xây dựng cơ sở hạ tầng: Trên địa bàn 10 huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum.

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ: Thực hiện dự án và kết quả mang lại từ dự án, cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum là những người được thụ hưởng trực tiếp. Đặc biệt, những nghệ nhân dân gian, những người có uy tín và tâm huyết trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của Sử thi sẽ có thêm động lực trong việc lưu truyền, gìn giữ loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc.

3.4. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

3.4.1. Thông tin chung về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn của huyện:

Công trình cấp nước sạch cụm xã Diên Bình huyện Đăk Tô và xã Đăk Hring huyện Đăk Hà được khởi công xây dựng vào tháng 12/2012 và hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng vào tháng 11/2015. Hiện nay, trạm cấp nước đã hoạt động ổn định trong một khoảng thời gian dài và cần có những biện pháp mở rộng và nâng công suất để phục vụ nhu cầu sản xuất, canh tác của người dân trên địa bàn huyện. 

3.4.1.1. Ưu tiên số 1: Hạ tầng cơ sở nông thôn

- Thực trạng hạ tầng cơ sở nông thôn

Qua công tác quản lý vận hành từ năm 2015 đến nay, do tình hình biến đổi khí hậu nên trữ lượng và chất lượng nước ngầm đang suy giảm; công suất khai thác nước của 03 giếng khoan chỉ còn (15-20) m3/ngày đêm; đặc biệt vào mùa khô hạn Trạm thường xuyên hoạt động quá công suất; không đảm bảo về nguồn nước của trạm để cấp nước sạch cho khu vực của dự án và còn nhiều hộ gia đình phát sinh chưa có nước sạch (có nhu cầu đấu nối nước); mặt khác đường ống dẫn nước và các trang thiết bị, máy móc bằng kim loại đều bị ăn mòn, thủng... phải thay thế (ống chống giếng khoan, hệ thống đường ống kỹ thuật, ống hút...).

- Kiến nghị: Hỗ trợ tỉnh Kon Tum dự án “Thay thế nguồn nước ngầm sang nước mặt và nâng công suất; mở rộng đấu nối nước Trạm cấp nước sinh hoạt cụm xã Diên Bình, huyện Đăk Tô và xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà”, với tổng kinh phí là 15 tỷ VNĐ.

- Địa bàn ưu tiên vận động để xây dựng cơ sở hạ tầng: Cụm xã Diên Bình, huyện Đăk Tô và xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà.

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ: Người dân nông thôn khu vực xã Diên Bình, huyện Đăk Tô và xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà và khu dân cư mới xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà.

3.5. Lĩnh vực Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp

3.5.1. Thông tin chung về lĩnh vực Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp của huyện:

Tu Mơ Rông là một huyện nghèo, vừa mới tách ra và hiện đang trong thời kỳ xây dựng. Người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, sống bằng nghề lúa nước, trồng sắn là chủ yếu. Hệ thống kênh mương chưa được xây dựng kiên cố, việc lắp đặt dẫn nước tưới cho các cánh đồng mà các hộ nông dân trên địa bàn các xã của huyện chưa đảm bảo lượng nước tưới, dẫn đến việc gieo cấy không đúng khung thời vụ.

3.5.1.1. Ưu tiên số 1: Hỗ trợ các mô hình nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu

- Thực trạng hạ tầng cơ sở nông thôn

Do yếu tố về thới tiết và khí hâu nên hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng về năng suất và sản lượng thu hoạch, khiến đời sống của người dân gặp phải không ít khó khăn

- Kiến nghị: Hỗ trợ tỉnh Kon Tum thực hiện Dự án “Kiên cố hóa kênh mương nội đồng giảm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp do biến đổi khí hậu”, với tổng kinh phí là 02 tỷ VNĐ.

- Địa bàn ưu tiên vận động để xây dựng cơ sở hạ tầng: Huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ: Nông dân tại địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương

4.1. Cơ quan đầu mối trong công tác đề xuất chủ trương và điều phối các khoản viện trợ; hướng dẫn, theo dõi, quản lý và đánh giá tình hình triển khai các khoản viện trợ (theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế về vận động, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kon Tum):

- Cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.

- Địa chỉ: Số 12 Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

- Điện thoại/Fax: 02603.862710

- Email: sokehoachdautu-kontum@chinhphu.vn

4.2. Cơ quan đầu mối về vận động viện trợ PCPNN và hoạt động của các tổ chức PCPNN (theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010): 

- Cơ quan: Sở Ngoại vụ tỉnh Kon Tum.

- Địa chỉ: số 40 Bà Triệu, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

- Điện thoại/Fax: 02603-915659.

- Email: songoaivu-kontum@chinhphu.vn

 

([1]) Số liệu cập nhật theo Niên giám Thống kê tỉnh Kon Tum năm 2018. 

([2]) Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ KT-XH năm 2020.

([3]) Tỷ giá quy đổi USD/VNĐ tính tại thời điểm báo cáo do NHNN Việt Nam công bố: 23.227 đồng.

([4]Thành phố Kon Tum là địa bàn dẫn đầu là do: Các tổ chức Cordaid (Hà Lan), GLMI (Nhật Bản) thường xuyên viện trợ nhằm hỗ trợ sinh kế tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (Đak Rơ Wa, ĐăkBlà)

([5]) Các dự án thực hiện từ 2 địa phương trở lên (bao gồm các dự án do các đơn vị cấp tỉnh tiếp nhận triển khai ở các địa phương)

([6]) Điểm đ, Khoản 4,  Điều 1 Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ 

([7]) Cơ bản là toàn thể các cơ quan của Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, tòa án, viện kiểm sát nhân dân, các tổ chức phi lợi nhuận đều được tiếp nhận viện trợ

Yên Bái
25/05/2023 1.602 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.700 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.799 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.621 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.707 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.628 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.503 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.626 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.670 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.648 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.472 lượt xem