Kiên Giang
25/05/2023 1.402 lượt xem

TÓM TẮT THÔNG TIN VỀ TỈNH KIÊN GIANG

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Diện tích: 634.878,42 km2

2. Dân số: 1.810.454 người (số liệu tính đến ngày 31/12/2019). 

3. Dân tộc: Tỉnh Kiên Giang là địa bàn cư trú của hơn 15 dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh chiếm khoảng 85,5%, người Khmer chiếm khoảng 12,2% dân số tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Gò Quao. Người Hoa chiếm khoảng 2,2% dân số sinh sống ở thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành. Còn lại là một số dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng .... 

4. Số đơn vị hành chính: Tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 thành phố và 13 huyện với 145 xã, phường, thị trấn. 

5. Cơ cấu kinh tế: 

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: giá trị sản xuất lĩnh vực nông, lâm, thủy sản năm 2019 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 61.410,87 tỷ đồng, đạt 97,46% kế hoạch, tăng 3,52% so với năm 2018. Trong đó, nông nghiệp 30.430,45 tỷ đồng, đạt 98,4% kế hoạch, tăng 2,41%; thủy sản 30.694,42 tỷ đồng, đạt 96,52% kế hoạch. 

- Nông nghiệp: tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất theo chuỗi giá trị; sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, gắn với thị trường tiêu thụ và vùng quy hoạch, nâng cao chất lượng giống vụ. Diện tích gieo trồng lúa cả năm là 722.014 ha, tăng 1,98% kế hoạch, năng suất 5,94 tấn/ha, sản lượng lúa cả năm 4.285.859 tấn, đạt 99,67% kế hoạch. Diện tích lúa chất lượng cao chiếm khoảng 72% tổng diện tích gieo trồng.

- Thủy sản: sản xuất tập trung vào lĩnh vực nuôi trồng, đặc biệt nuôi tôm, đẩy mạnh nuôi biển, nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm hộ gia đình. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 845.430 tấn, đạt 101,37% kế hoạch. Trong đó, sản lượng thu hoạch nuôi tôm nước lợ, ước đạt 82.726 tấn, đạt 108,85% kế hoạch. 

- Sản xuất công nghiệp: giá trị sản xuất công nghiệp 47.662 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở lĩnh vực chế biến, chế tạo như tôm đông tăng 7,62%, mực đông 5,41%, gỗ MDF 14,19%, gạch nung 66,67%, clinker 6,72%, điện thương phẩm 5,28% so kế hoạch. 

- Thương mại, dịch vụ và vận tải: 

+ Thương mại và dịch vụ tiếp tục phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 108.221 tỷ đồng, đạt 100,02% kế hoạch. Thị trường ổn định, hàng hóa phong phú, đa dạng, duy trì triển khai chương trình bình ổn giá, đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhất là trong dịp lễ, tết, đáp ứng nhu cầu của người dân. Từng bước phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. 

+ Hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng; kết nối giao thương, thu hút đầu tư và quảng bá du lịch được tăng cường; đã thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp tham dự sự kiện, diễn đàn trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 680 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, mở rộng thị trường xuất khẩu hơn 35 quốc gia. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 135 triệu USD, đạt 225% kế hoạch. 

+ Vận tải hàng hóa được 13,24 triệu tấn, đạt 102,69% kế hoạch; vận chuyển hành khách 93,35 triệu lượt, đạt 100,18% kế hoạch. 

6. Cơ cấu dân cư: dân số sống tại thành thị đạt 528.492 người, chiếm 29,19%; dân số sống tại nông thôn đạt 1.281.962 người, chiếm 70,81%. 

7. Cơ cấu lao động: lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 1.146.312 người, trong đó: lao động nam 684.463 người, chiếm 59,71%; lao động nữ 461.849 người, chiếm 40,29%; lao động tại thành thị 327.845 người, chiếm 28,6%; lao động tại nông thôn 818.467 người, chiếm 71,4%. 

8. Tỷ lệ hộ nghèo:

- Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều: 4,14%. 

- Tỷ lệ hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều: 4,68%. 

9. Mức thu nhập bình quân đầu người: 53,54 triệu đồng (tương đương 2.338 USD). 

II. ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ GIAI ĐOẠN 2020 – 2022

1. Về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: 

Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: 

- Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục; 

- Hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ, cung cấp giáo viên tình nguyện; 

- Cấp học bổng cho học sinh; 

- Hỗ trợ đào tạo công nghệ thông tin cho các trường phổ thông. 

Ưu tiên số 1: Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục 

- Thực trạng cơ sở hạ tầng giáo dục: 

+ Nhiều trường không đạt tiêu chuẩn

+ Nhiều phòng học xuống cấp 

+ Nhiều trường còn thiếu phòng học;

+ Giai đoạn 2010 - 2022, địa phương dự kiến bố trí kinh phí xây dựng nhưng do nguồn vốn còn hạn hẹp nên bố trí không nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu. 

- Kiến nghị: Hỗ trợ xây mới và sửa chữa trường học. 

- Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ PCPNN đối với nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: các huyện U Minh Thượng, Giang Thành, Hòn Đất, Gò Quao, Giồng Riềng, Kiên Hải, Vĩnh Thuận, Kiên Lương. Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ PCPNN đối với nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: Học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới. 

2. Về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn: 

Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn. 

- Xây dựng hạ tầng nông thôn (cầu nông thôn); 

- Xây dựng nông thôn mới, phát triển ngành nghề thủ công, ... 

Ưu tiên số 1: Xây dựng hạ tầng nông thôn (cầu nông thôn) 

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cầu giao thông nông thôn, cầu dân sinh, đường nhự , ... 

- Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ PCPNN đối với nội dung lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn: các huyện An Biên, An Minh, Hòn Đất, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Gò Quao. 

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ PCPNN đối với nội dung lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn: Người dân sống tại các vùng nông thôn có đường xá đi lại khó khăn. 

3. Về lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp: 

Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến, đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp: 

- Bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên; 

- Phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai; 

- Nâng cao nhận thức cộng đồng; 

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường; 

- Hỗ trợ các mô hình nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu. 

Ưu tiên số 1: Bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên:

- Thực trạng cơ sở hạ tầng: 

+ Môi trường sống bị ô nhiễm; 

+ Xâm nhập mặn sớm và ngày càng sâu vào đất liền; 

+ Sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng; 

+ Giai đoạn 2020 - 2022, địa phương dự kiến bố trí kinh phí xây dựng nhưng do nguồn vốn còn hạn hẹp nên bố trí không nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu. 

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng kè chống sạt lở, cống ngăn mặn, đê chắn sóng, trồng rừng ven biển để giảm sạt lở và phát triển hệ sinh thái.

- Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ PCPNN đối với nội dung bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên: các huyện An Biên, An Minh, Hòn Đất, Kiên Lương, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Châu Thành. 

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ PCPNN đối với nội dung bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên: Người dân sinh sống gần khu vực bị ô nhiễm, sạt lở, hạn mặn. 

4. Giải quyết các vấn đề xã hội: 

Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội: 

- Giáo dục và giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; 

- Hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn; 

- Xây dựng nhà ở cho người nghèo; 

- Phòng chống bạo lực gia đình, buôn bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng; 

- Tuyên truyền, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông và tai nạn do thiện tại. 

Ưu tiên số 1: Xây dựng nhà ở cho người nghèo 

- Thực trạng nhà ở của người nghèo: 

+ Nhiều gia đình chưa có nhà ở chắc chắn; 

+ Nhiều gia đình có nhà nhưng bị hư hỏng không có kinh phí sửa chữa, 

+ Giai đoạn 2020 - 2022, địa phương có dự kiến bố trí kinh phí hỗ trợ nhưng do nguồn vốn còn hạn chế, trong khi đối tượng được hỗ trợ nhiều nên chưa đáp ứng nhu cầu. 

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí xây dựng mới và sửa chữa nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ PCPNN đối với nội dung xây dựng nhà ở cho người nghèo: các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. 

- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ PCPNN đối với nội dung xây dựng nhà ở cho người nghèo: Người nghèo, người dân có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 

Ghi chú: Khi có các nhà tài trợ đến tài trợ thì đơn vị thụ hưởng mới xây dụng chương trình chi tiết. 

5. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương: 

5.1. Cơ quan đầu mối về vận động viện trợ PCPNN: 

- Tên cơ quan: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang; 

- Địa chỉ: Số 48, đường Thành Thái, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang; 

- Điện thoại: 02973 874 828; 

- Email: lienhiepkg@kufo.vn 

5.2. Cơ quan đầu mối về hoạt động của các tổ chức PCPNN: 

- Tên cơ quan: Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang; 

- Địa chỉ: Số 3, đường Mậu Thân, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang

- Điện thoại: 02973 929 584; 

- Email: ngoaivu@kiengiang.gov.vn

Yên Bái
25/05/2023 1.602 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.700 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.798 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.620 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.707 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.627 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.502 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.625 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.669 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.647 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.471 lượt xem