Hòa Bình
19/05/2023 1.482 lượt xem

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỈNH HOÀ BÌNH

          1. Thông tin chung

          1.1. Diện tích: gần 4.600 km2

          1.2. Dân số: trên 854.000 người.

          1.3. Dân tộc: 6 dân tộc chính (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H’Mông) trong đó dân tộc Mường chiếm đa số với trên 63%. 

          1.4. Số đơn vị hành chính: 09 huyện, 01 thành phố.

          1.5. Cơ cấu kinh tế:Nông, lâm nghiệp, thủy sản 19,93%; công nghiệp - xây dựng 45,27%; dịch vụ 29,91%; thuế sản phẩm 4,89%. 

          1.6. Cơ cấu dân cư: giới tính nam chiếm 49,98%; nữ chiếm 50,01% (tỷ số giới tính 99,9 nam/100 nữ). Dân số thành thị là 134.320 người, chiếm 15,72%; dân số nông thôn là 719.811 người, chiếm 84,27% tổng dân số toàn tỉnh. Như vậy, tỷ lệ người dân ở khu vực thành thị của tỉnh thấp hơn nhiều so với dân số thành thị cả nước là 34,36%; cho thấy tình hình đô thị hóa của tỉnh Hòa Bình còn chậm, mức sống, dân trí, công nghệ, thông tin, cơ sở hạ tầng... còn thấp. 

          1.7. Cơ cấu lao động: Tổng số lao động trong độ tuổi toàn tỉnh: 553.424 người, trong đó:

- Lao động thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: 295.947 người;

- Lao động thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: 124.090 người;

- Lao động thuộc lĩnh vực dịch vụ: 133.387 người;

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo:

- Tỷ lệ hộ nghèo: 24.771 hộ, tỷ lệ 11,36%.

- Tỷ lệ hộ cận nghèo: 30.520 hộ, tỷ lệ 14%.

- Huyện nghèo theo Quyết định 275/QĐ-TTg: 01 huyện (huyện Đà Bắc).

1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người: 27.540.000/người/năm.

          2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của địa phương giai đoạn 2017-2019:

          2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019:

Năm 

Số tổ chức PCPNN và nhà tài trợ

Số dự án

Giá trị viện trợ giải ngân (USD)

2017

21

43

3.1 triệu

2018

26

59

3.5 triệu

2019

22

51

5.2 triệu

          2.2. Lĩnh vực viện trợ:

Năm

Lĩnh vực 
 Giáo dục

Lĩnh vực 
 Y tế

Lĩnh vực 
 Phát triển KT-XH

Các lĩnh vực khác

2017

        1,184,225 

673,302 

1,115,797 

        194,405 

2018

        1,676,390 

896,495 

                  871,568 

          90,956 

2019

        1,290,027 

742,235 

               2,044,455 

     1,147,971 

          2.3. Địa bàn viện trợ: chủ yếu tập trung tại các huyện nghèo, khó khăn của tỉnh: Đà Bắc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Mai Châu, Kim Bôi, Tân Lạc.

          2.4. Đối tượng viện trợ: người nghèo, phụ nữ, trẻ em.

          3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2022

          3.1. Lĩnh vực Giáo dục vàĐào tạo

          3.1.1. Thông tin chung về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Năm học 2018-2019, toàn ngành có 589 trường học với 224.696 học sinh, sinh viên, có 18.926 cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó có 17.612 biên chế; 608 nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68; 706 nhân viên hợp đồng, (trong đó có 222 trường Mầm non (trong đó có 7 trường mầm non tư thục); 84 trường Tiểu học (trong đó có 02 trường DTBT); 145 trường TH&THCS (trong đó có 1 trường PTCS, 6 trường DTBT);75 trường THCS (trong đó có trường DTBT); 01 trường PT DTNT THCS; 11 trường PT DTNT THCS&THPT; 01 trường PT DTNT THPT; 36 trường THPT; 01 trường Phổ thông liên cấp; 01 Trung tâm GDTX tỉnh; 01 trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp - Ngoại ngữ và Tin học; 1 Trường Cao đẳng Sư phạm.

          3.1.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

          3.1.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục

- Thực trạng cơ sở hạ tầng giáo dục:

+ Tỷ lệ trường không đạt tiêu chuẩn (theo tiêu chuẩn quốc gia) gồm 337 trường, trong đó:giáo dục mầm non: 126/222 trường; giáo dục tiểu học: 58/84 trường; giáo dục THCS: 127/231 trường; giáo dục THPT: 26/37 trường.

+ Tỷ lệ phòng học xuống cấp: 1.118 phòng.

+ Tỷ lệ trường thiếu phòng học gồm 87 trường/303 phòng học, đạt 28.71%, trong đó: giáo dục mầm non: 28 trường/85 phòng học, đạt tỷ lệ 32,94%; giáo dục tiểu học: 19 trường/98 phòng học, đạt tỷ lệ 19,39%; giáo dục THCS: 31 trường/81 phòng học, đạt tỷ lệ 38,27%; giáo dục THPT: 9 trường/39 phòng học, đạt tỷ lệ 23,07%.

+ Số lượng phòng học tỉnh có thể bố trí được kinh phí xây dựng, sửa chữa trong giai đoạn 2020-2022: 335 phòng tương ứng tỷ lệ khoảng 30%.

- Kiến nghị: Nhu cầu số lượng phòng học cần xây mới, sửa chữa: 1.118 phòng học.

          3.2. Lĩnh vực Y tế

          3.2.1. Thông tin chung về lĩnh vực Y tế

  • Tổng số các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc: 20 đơn vị, bao gồm:

          + Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

          + Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.                                       

          + Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

          + Bệnh viện Y học cổ truyền.

          + Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

          + Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm.

          + Trung tâm Giám định Y khoa.

          + Trung tâm Pháp y.

          + Trường Trung cấp Y tế.

          + 11 Trung tâm Y tế các huyện, thành phố (có các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc các Trung tâm Y tế).

  • Về cơ sở vật chất:

+ Các đơn vị trực thuộc và Trung tâm Y tế: Hầu hết các đơn vị đều đã có cơ sở vật chất để phục vụ công việc, tuy nhiên do cơ sở vật chất đã được xây dựng từ lâu, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: Ngân hàng ADB, Trái phiếu Chính Phủ, ODA Nhật Bản… mà kinh phí không có nhiều nên các cơ sở đều đã xuống cấp, cần cải tạo sửa chữa hàng năm.

+ Các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn: Toàn tỉnh không còn xã trắng về y tế, các trạm y tế đều được đầu tư xây dựng riêng biệt. Tuy nhiên, hầu hết các trạm đã được đầu tư từ khá lâu (từ những năm 1998 đến nay) nên đã xuống cấp trầm trọng, mặc dù đã được sửa chữa, nâng cấp nhưng chắp vá nên không đảm bảo tiêu chuẩn. Đồng thời trước đây các trạm y tế được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau nên không đồng bộ, không đạt tiêu chuẩn thiết kế về y tế (TC 52CN-CTYT 0001:2002 của Bộ Y tế ban hành), không đủ các phòng làm việc theo quy định tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế ban hành Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020.

+Từ 01/01/2017, Sở Y tế tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chất, nhân lực của trạm y tế xã để quản lý. Qua rà soát tại các huyện, hầu hết cơ sở vật chất của các trạm y tế xã đều đã xuống cấp trầm trọng. Một số trạm được xây dựng nhưng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng, trang thiết bị chưa được đầu tư đồng bộ theo chuẩn Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế. Tuy đã tích cực vận động, kêu gọi các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm y tế nhưng đến nay vẫn còn có nhiều trạm cần phải cải tạo, sửa chữa.    

          3.2.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực Y tế 

Ngành y tế là lĩnh vực an sinh xã hội, rất cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội và các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ. Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi tính theo cân nặng trên địa bàn còn cao (16%); đặc biệt tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (24,5%) nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. 

- Kiến nghị: hỗ trợ vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em; nuôi con bằng sữa mẹ; chăm sóc trẻ sơ sinh…  trên địa bàn các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc; hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở y tế.

3.3. Lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn.

3.3.1. Thông tin chung về lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn.

Diện tích tự nhiên 4,6 nghìn km2 và khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, Hòa Bình rất thuận lợi cho phát triển trồng cam, bưởi, nhãn, chè xanh, chè shan tuyết, chuối và phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm… , Trong đó mía tím, cam, bưởi đỏ, su su, tỏi tía, rau bản địa là những cây đặc sản, có lợi thể canh tranh đem lại thu nhập cao cho nông dân.Đặc biệt khu vực núi cao có thể phát triển cây trồng có nguồn gốc ôn đới những cây dược liệu quý, thực phẩm, rau, hoa, quả ôn đới, đã hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô hàng trăm ha. 

Diện tích đất canh tác: lúa 31 nghìn ha, cây hàng năm khác 33 nghìn ha, cây lâu năm 24 nghìn ha; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 9 nghìn ha mặt nước hồ Hòa Bình, hơn 500 hồ chứa, và 2,5 nghìn ha ao hồ nhỏ; Diên tích rừng tự nhiên 148,3 nghìn ha, rừng trồng 115,2 nghìn ha với trữ lượng gỗ trên 5 triệu m3 và nhiều dược liệu quý như củ bình vôi, giảo cổ lam, xạ đen,...là những tiềm năng phát triển nông sản của Hòa Bình.

Những sản phẩm Nông sản chủ lực hiện có: Mía ăn tươi: gần 8,7 nghìn ha, 40 nghìn cây/ha, giá 8-10 nghìn đồng/cây; Cam: hiện có gần 5 nghìn ha, diện tích kinh doanh gần 2,8 nghìn ha, sản lượng 86 nghìn tấn, giá bán 20-30 nghìn đồng/kg; Bưởi đỏ: 1,2 nghìn ha, 30-35 tấn/ha, giá bán 30 nghìn đồng/kg; Cá Sông Đà: 4,5 nghìn lồng, sản lượng trên 3 nghìn tấn, giá bán 80 nghìn đồng/kg cá truyền thống; 250 nghìn đồng/kg cá đặc sản;  Rau: 12,5 nghìn ha, 30 tấn/ha; Gia cầm: trên 8 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng hơn 20 nghìn tấn; Lợn: 50 vạn con, sản lượng thịt hơi khoảng 4 nghìn tấn; Rừng trồng : 115,2  nghìn ha, khai thác 5-6 nghìn ha sản lượng 400 nghìn m3/năm.

Nông sản thế mạnh định hướng xuất khẩu: Các sản phẩm theo chương trình OCOP: đạt tiêu chuẩn 3 sao (***) gồm Gà thịt đóng gói hút chân không, hạt dổi (theo Quyết định số 2968/QĐ-UBND ngày 30/12/2019); các sản phẩm đang nâng cấp lên sao: Cam Cao Phong, Cam Lạc Thủy, Cam lòng vàng Yên Thủy, Bưởi Lạc Thủy, Bưởi đỏ Tân Lạc, Rau an toàn Tân Lạc, Mía tím Hòa Bình, Gà Lạc Thủy...;Các sản phẩm nông sản Hữu cơ: Rau Lương Sơn; Cam, Bưởi Mường động - Kim Bôi...

3.3.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực Nông nghiệp phát triển nông thôn.

- Nâng cao năng lực quản lý, khai thác hiệu quả công trình cơ sở hạ tầng nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nâng cao năng lực quản lý rừng cộng đồng bền vững.

- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trưởng của các chủ thể sản xuất.

- Xây dựng các mô hình nông nghiệp bền vững kết hợp sản xuất với thị trường và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và các hoạt động về nâng cao sức chống chịu cho cộng đồng nông thôn khi có tác động xấu của biến đổi khí hậu.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả cung cấp dịch vụ công cho hệ thống Trung tâm dịch vụ nông nghiệp.

- Phát triển công trình hạ tầng thủy lợi quy mô nhỏ đối với đồng bào cùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương: Sở Ngoại vụ Hòa Bình

          - Địa chỉ: Số 493 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

          - Điện thoại: 02183.896357.

          - Email: hoptacquoctehb@gmail.com

          Sở Ngoại vụ báo cáoUỷ ban nhân dân tỉnh về việc cung cấp thông tin nhu cầu vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài với những nội dung trên./.

Nơi nhận:                                  

- Như trên;

- GĐ, PGĐ Sở;

- Lưu: VT, HTQT (H.05b).     

 

 GIÁM ĐỐC

 

 

 Trần Hồng Quang

 

 

 
Yên Bái
25/05/2023 1.602 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.700 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.799 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.621 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.707 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.627 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.503 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.625 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.670 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.648 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.471 lượt xem