Hải Dương
19/05/2023 1.447 lượt xem

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỈNH HẢI DƯƠNG

           1. Thông tin chung.

1.1. Diện tích: 1.668,2 km2

1.2. Dân số:  1.896.911 người

1.3. Dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm 99,4% dân số của tỉnh, còn lại dân tộc thiểu số gần 11 nghìn người.

1.4. Số đơn vị hành chính: 02 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện. Sau sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Hải Dương có 235 đơn vị hành chính cấp xã 47 phường; 10 thị trấn và 178 xã.

1.5. Cơ cấu kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2019 đạt 127.939 tỷ đồng; quy mô thứ 11 cả nước; cơ cấu kinh tế tập trung vào công nghiệp và dịch vụ với tỷ trọng NLTS chỉ chiếm 8,8%; công nghiệp, xây dựng chiếm 59,1% và dịch vụ là 32,1%.

1.6. Cơ cấu dân cư: Dân số thành thị là 594.200 người, chiếm 31,3%; dân số nam là 942.710 người, chiếm 49,7%.

1.7. Cơ cấu lao động: Lực lượng lao động của tỉnh là 1.071 nghìn người, trong đó lao động trong độ tuổi lao động chiếm 83,6%. Lao động đang làm việc là 1.054 nghìn người, trong đó, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 28,8%,  khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 45,2%, khu vực dịch vụ chiếm 26,1%.

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo: 

- Tỉnh Hải Dương không có huyện nghèo theo Quyết định 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ; 

- Qua rà soát, đến cuối năm 2019 tỉnh có 11.457 hộ nghèo (chiếm 1,85%) và 16.761 hộ cận nghèo (chiếm 2,70%). 

1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 4,6 triệu đồng/người/tháng.

           2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của địa phương giai đoạn 2017-2019.

2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019

Năm

Số tổ chức PCPNN

và nhà tài trợ

Số dự án

Giá trị viện trợ

giải ngân (USD)

2017

24

36

1.548.103

2018

18

31

1.171.901

2019

20

31

1.865.425

            2.2. Lĩnh vực viện trợ , địa bàn viện trợ, đối tượng viện trợ nhận được nhiều viện trợ của tổ chức PCPNN nhất trong giai đoạn 2017-2019.

TT

Lĩnh vực viện trợ

Địa bàn viện trợ

Đối tượng viện trợ

Giá trị

Năm 2017

1

Y tế 

Toàn tỉnh

Học sinh tiểu học, THCS

540.926

2

Giáo dục và Đào tạo

Nam Sách, Thanh Hà

Học sinh các trường tiểu học

141.191

3

Giải quyết các vấn đề xã hội

Thanh Miện, Thanh Hà, Nam Sách, thành phố Hải Dương

Phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

844.208

4

Xây dựng năng lực tổ chức, Môi trường

Toàn tỉnh

Các đoàn viên Công đoàn trong Khu công nghiệp, người khuyết tật

21.778

Năm 2018

5

Y tế 

Toàn tỉnh

Học sinh tiểu học, THCS

529.343

6

Xây dựng năng lực tổ chức, Môi trường 

Toàn tỉnh

Hội người cao tuổi tỉnh, Hội Người Khuyết tật tỉnh

18.774

7

Giải quyết các vấn đề xã hội

Thanh Miện, Chí Linh, Thanh Hà, Kinh Môn

Phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

596.751

8

Giáo dục và Đào tạo

Bình Giang, Thanh Miện, Chí Linh

Học sinh các trường tiểu học

27.033

Năm 2019

9

Y tế

Toàn tỉnh

Học sinh tiểu học, THCS

428.406

10

Giáo dục và Đào tạo

Cẩm Giàng 

Học sinh tiểu học

144.671

11

Giải quyết các vấn đề xã hội

Nam Sách, Bình Giang, thành phố Hải Dương

Phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

1.218.032

12

Phát triển nông thôn, Xây dựng năng lực tổ chức

Toàn tỉnh

Người dân trên địa bàn tỉnh

74.316

           3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2022.

3.1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

3.1.1. Thông tin chung.

Trong những năm qua, giáo dục của tỉnh Hải Dương phát triển mạnh cả về tỷ lệ huy động và chất lượng giáo dục, là địa phương có nhiều đổi mới trong công tác quản lý giáo dục, quan tâm chăm lo đến chất lượng học sinh giỏi và chất lượng giáo dục đại trà, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, giáo dục của tỉnh Hải Dương vẫn còn những tồn tại, hạn chế: phòng học vẫn còn thiếu chưa đáp ứng được quy mô trường, lớp, học sinh hiện có; vẫn còn tình trạng phòng học tạm, phòng học mượn chưa đảm bảo quy định; quy mô, chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngoài ra, vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng đủ chuẩn của giáo viên ngày càng cần được quan tâm.

3.1.2.Các nội dung ưu tiên.

3.1.2.1. Ưu tiên số 1: Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục.

- Thực trạng cơ sở hạ tầng giáo dục:

* Giáo dục Mầm non. 

Năm học 2018 - 2019: Toàn tỉnh có 278 trường công lập, 125.478 học sinh, 4.522 nhóm, lớp; tổng số phòng học đang sử dụng là 4.554 phòng, bao gồm: 3.981 phòng kiên cố, 405 phòng bán kiên cố (các phòng học bán kiên cố thực tế phần lớn đã xuống cấp và không đáp ứng được yêu cầu quy định về diện tích phòng học mầm non chuẩn 52,5m), 105 phòng học tạm, 63 phòng học mượn.

Số phòng học còn thiếu: 168 phòng (phòng học tạm + phòng học mượn).

* Giáo dục Tiểu học.

Năm học 2018 - 2019: Toàn tỉnh có 281 trường công lập, 167.591  học sinh, 5.314 lớp; tổng số phòng học đang sử dụng là 5.442 phòng, bao gồm: 5.104 phòng kiên cố, 220 phòng bán kiên cố (các phòng học bán kiên cố phần lớn đã xuống cấp và không đáp ứng được yêu cầu quy định về diện tích phòng học tiểu học chuẩn 43,75m), 51 phòng học tạm, 67 phòng học mượn.

Số phòng học còn thiếu: 118 phòng (phòng học tạm + phòng học mượn). 

* Giáo dục THCS.

Năm học 2018 - 2019: Toàn tỉnh có 273 trường công lập, 100.802 học sinh, 2.905 lớp; tổng số phòng học đang sử dụng là 2.926 phòng, bao gồm: 2.843 phòng kiên cố, 61 phòng bán kiên cố (các phòng học bán kiên cố phần lớn đã xuống cấp và không đáp ứng được yêu cầu quy định về diện tích phòng học trung học cơ sở chuẩn 67,5m), 22 phòng học tạm.

Số phòng học còn thiếu: 22 phòng (phòng học tạm). 

- Giai đoạn 2020-2022: Việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng phòng học luôn luôn được tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã đặc biệt quan tâm, số lượng cũng như  chất lượng phòng học hàng năm được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên kinh phí của địa phương không thể đáp ứng đủ nhu cầu tăng cường cơ sở vật chất.

- Kiến nghị: Số lượng phòng cần xây mới 40 phòng tương ứng 25 tỷ đồng.

- Địa bàn ưu tiên: Cẩm Giàng, Gia Lộc, Thanh Hà, Tứ Kỳ.

- Đối tượng ưu tiên: Giáo dục Mầm non, Tiểu học.

3.1.2.2. Ưu tiên số 2: Hỗ trợ đào tạo giáo viên.

- Thực trạng:

Để chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo là rất quan trọng và cần một nguồn kinh phí rất lớn. 

Đội ngũ nhà giáo toàn ngành: Cán bộ quản lý là 843 người, Giáo viên là 8335 người.

-  Kiến nghị hỗ trợ một phần kinh phí bồi dưỡng giáo viên  dạy lớp 1 năm học 2020-2021, giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022, kinh phí khoảng 5 tỷ đồng

- Địa bàn: Các địa phương của tỉnh Hải Dương.

- Đối tượng: Giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021, giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022.

3.1.2.3.Ưu tiên số 3: Hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ, cung cấp giáo viên tình nguyện.

          - Thực trạng:

Trong thời gian qua, việc dạy và học ngoại ngữ còn tồn tại nhiều hạn chế do giáo viên và học sinh chưa có điều kiện tiếp cận giáo viên người nước ngoài để nâng cao kỹ năng, nghe, nói.

- Kiến nghị: Cung cấp giáo viên tình nguyện với số lượng 50 giáo viên.

- Địa bàn: Tỉnh Hải Dương.

- Đối tượng: Giáo viên dạy lớp ngoại ngữ các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

 

3. 2. Lĩnh vực Văn hóa, thể thao và du lịch.

3.2.1 Thông tin chung.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có trên 3.000 di tích các loại hình, trong đó có 04 di tích quốc gia đặc biệt, 142 di tích cấp quốc gia và 237 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Nhiều di tích còn bảo lưu được những giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc đặc sắc, trải qua thời gian đến nay nhiều di tích trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, công tác tu bổ, tôn tạo để bảo tồn lâu dài là hết sức cần thiết và cấp bách, góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, hàng năm kinh phí ngân sách trung ương và của tỉnh đầu tư cho tu bổ, tôn tạo di tích còn hạn chế, phần lớn là huy động từ nguồn kinh phí xã hội hoá nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tu bổ, chống xuống cấp rất lớn của hệ thống di tích trong cả tỉnh. Nhiều di tích cần được hỗ trợ kinh phí tu bổ, tôn tạo để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá. Ngoài ra, hiện nay Hải Dương chưa có sản phẩm du lịch mũi nhọn; sản phẩm du lịch chưa tạo ra bước đột phá mang tính sáng tạo và giá trị gia tăng cao. Tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển du lịch của khu Côn Sơn – Kiếp Bạc, sông Hương Thanh Hà, đảo Cò Chi Lăng Nam và các làng nghề truyền thống chưa được khai thác có hiệu quả.

3.2.2. Các nội dung ưu tiên.

3.2.2.1. Ưu tiên số 1: Hỗ trợ tập huấn, nâng cao năng lực cộng đồng. 

- Kiến nghị: Mong muốn thực hiện các dự án tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân làm du lịch, từ đó nâng cao năng lực cộng đồng tham gia du lịch bền vững. Dự trù kinh phí thực hiện dự án là 500 triệu đồng.

- Địa bàn: Xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện.

- Đối tượng: Người dân làm du lịch tại xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện.

3.2.2.2. Ưu tiên số 2: Hỗ trợ bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị các di lích lịch sử - văn hóa. 

- Kiến nghị: Trùng tu, tôn tạo hạng mục Nhà Tam bảo, Chùa Dâu. Dự trù kinh phí thực hiện dự án là 1 tỷ đồng.

- Địa bàn: Xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc.

3.2.2.3. Ưu tiên số 3: Hỗ trợ cơ sở hạ tầng.

- Kiến nghị: Xây dựng bến lên xuống thuyền ở điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối tuyến du lịch sông Hương để phục vụ khách tham quan khu du lịch sinh thái sông Hương. Dự trù kinh phí thực hiện dự án là 500 triệu đồng.

- Địa bàn : Huyện Thanh Hà.

3.3. Lĩnh vực y tế.

3.3.1.Thông tin chung.

Hiện nay, vấn đề nhân sự bác sỹ tại các cơ sở y tế của tỉnh Hải Dương đặc biệt là tuyến huyện, tuyến xã rất khó khăn. Do cơ chế thu hút bác sỹ về tuyến cơ sở, chế độ đãi ngộ chưa cao nên không thu hút được nhiều bác sỹ giỏi về làm việc tại tuyến huyện, xã. Bên cạnh đó với sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân, một số bác sỹ có tay nghề, kinh nghiệm đã nghỉ việc để chuyển công tác sang nơi có chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2017-2019, ngành y tế Hải Dương đã được lãnh đạo tỉnh ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, hiện nay trụ sở làm việc của một số cơ sở y tế vẫn còn rất cũ, xuống cấp nghiêm trọng; số lượng trang thiết bị y tế vẫn còn thiếu nhiều so với định mức quy định của Bộ Y tế.

Ngoài ra, cuối năm 2019, đầu năm 2020 cả thế giới bị càn quét, tàn phá nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Do đó, việc nâng cao năng lực cho các trung tâm kiểm soát dịch bệnh để ứng phó với nguy cơ dịch bệnh là vô cùng cần thiết.

3.3.2. Các nội dung ưu tiên.

3.3.2.1. Ưu tiên số 1: Đào tạo cán bộ y tế.

- Kiến nghị: Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên y tế tuyến cơ sở.

- Địa bàn ưu tiên: Trung tâm y tế huyện Nam Sách, huyện Tứ Kỳ, huyện Thanh Miện. 

- Đối tượng ưu tiên: Đào tạo nâng cao nghiệp vụ với nhân viên y tế trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, ngoại khoa. Ưu tiên đào tạo bác sỹ thực hiện được những dịch vụ kỹ thuật mới, hiện đại.

3.3.2.2. Ưu tiên số 2: Phát triển hạ tầng cơ sở y tế.

- Kiến nghị: Sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị y tế.

- Địa bàn ưu tiên: Trung tâm y tế huyện Nam Sách, huyện Ninh Giang, huyện Gia Lộc. Hiện nay cơ sở hoạt động của 3 trung tâm đã sử dụng nhiều năm, xuống cấp nghiêm trọng.

- Đối tượng ưu tiên: Xây dựng, nâng cấp khu khám bệnh ban đầu, khu hồi sức cấp cứu.

3.3.2.3. Ưu tiên số 3: Hỗ trợ và nâng cao năng lực cho Trung tâm kiểm soát dịch bệnh.

- Kiến nghị: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát, điều tra phòng chống dịch bệnh. Bổ sung các máy xét nghiệm hiện đại, chức năng cao.

- Địa bàn, đối tượng ưu tiên: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

3.4. Lĩnh vực Giải quyết các vấn đề xã hội.

3.4.1. Ưu tiên số 1: Hỗ trợ cho các cơ sở bảo trợ xã hội.

- Thực trạng.

Hiện nay Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần Người có công và Xã hội tỉnh Hải Dương đang chăm sóc, nuôi dưỡng điều trị và phục hồi chức năng cho 488 đối tượng là người khuyết tật bị mắc bệnh tâm thần. Nhìn chung, các đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các Trung tâm đang được chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, các Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị và phục hồi chức năng cho các đối tượng như: Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội cơ sở 01, các công trình nhà làm việc và nhà ở của các đối tượng được xây dựng từ năm 1972, đến nay đã xuống cấp, ẩm thấp; công tác phục hồi chức năng cho các đối tượng người khuyết tật tại đây cũng chưa đảm bảo do thiếu các máy để hỗ trợ phục hồi chức năng cho các đối tượng. 

- Kiến nghị: Xây dựng, tu bổ lại Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần Người có công và Xã hội tỉnh Hải Dương và hỗ trợ mua thêm các máy móc để hỗ trợ phục hồi chức năng cho các đối tượng.

- Địa bàn: phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh.

- Đối tượng: Người khuyết tật bị mắc bệnh tâm thần.

3.4.2. Ưu tiên số 2: Hỗ trợ nâng cao năng lực, tập huấn nghiệp vụ.

- Kiến nghị: Hỗ trợ nâng cao năng lực, tập huấn nghiệp vụ trong các lĩnh vực: Giáo dục và giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn; Phòng chống bạo lực gia đình, buôn bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. 

- Địa bàn ưu tiên: Các cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các cơ sở trợ giúp xã hội của các huyện, thị xã, thành phố.

- Đối tượng ưu tiên: Cán bộ công tác trong lĩnh vực bảo trợ xã hội.   

           4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương

- Tên cơ quan: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hải Dương.

- Địa chỉ: Số 15A Hồng Quang, tp. Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

- Điện thoại: 02203. 846.855.

Yên Bái
25/05/2023 1.602 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.700 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.799 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.621 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.707 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.627 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.503 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.625 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.670 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.648 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.471 lượt xem