Hà Giang
19/05/2023 1.682 lượt xem

TÓM TẮT THÔNG TIN VỀ TỈNH HÀ GIANG

 

           I. THÔNG TIN CHUNG:

           1. Diện tích: 7.929,5 km2.

           2. Dân số: 854.679 người.

           3. Dân tộc: 19 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 88% (một số dân tộc như: Mông chiếm 32,9%; Tày chiếm 23,2% và Dao chiếm 14,9%, Nùng).

           4. Đơn vị hành chính: 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện (trong đó có 7 huyện có chung đường biên giới với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) ; 193 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 175 xã (trong đó có 34 xã, trấn biên giới).

           5. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp chiếm 30,3%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 25,7%; Thương mại - Dịch vụ chiếm 44%.

           6. Cơ cấu dân cư: Thành thị chiếm 15,8%; Nông thôn chiếm:84,2%.

           7. Cơ cấu lao động: Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 64%; Tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm 54%; Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 46%.

           8. Tỷ lệ hộ nghèo (năm 2019): Tỉ lệ hộ nghèo chiếm 26,73% .

           - Số huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Mê (tổng cộng 07 huyện).

           - Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo (năm 2019): Tỉ lệ hộ nghèo chiếm 26,73%; tỉ lệ cận nghèo chiếm 14,29%.

9. Mức thu nhập bình quân đầu người (năm 2019): 27,9 triệu đồng.

II. ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ GIAI ĐOẠN 2020-2022:

1. Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo

1.1 . Thông tin chung về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo của tỉnh

-  Toàn tỉnh Hà Giang có 629 trường và cơ sở giáo dục trong đó có 13 trường phổ thông dân tộc nội trú và 176 trường phổ thông dân tộc bán trú; trong đó có 207/626 trường đạt chuẩn Quốc gia (chiếm 33%), còn 419 trường chưa đạt chuẩn chiếm 67%.

- Có 195/195 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập cho trẻ mầm non đạt 100%.

- Tuyển sinh vào lớp 1 đạt tỷ lệ 99,67%; tuyển sinh vào lớp 6 đạt tỷ lệ 98,56%; tỷ lệ huy động trẻ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 98,5% dân số trong độ tuổi. 

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT và tương đương đạt 64,9%.

-  Tỷ lệ học sinh tuyển vào lớp 10 (THPT) là 7.121/11.068 học sinh tốt nghiệp THCS, đạt tỷ lệ 64,34%. Trong đó các huyện vùng cao như Mèo Vạc chỉ đạt 47,39%; Yên Minh đạt 45,04%; Quản Bạ 50,72%; Đồng Văn đạt 53,65%.

- Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên phần lớn học sinh phổ thông cơ sở (tại các khu vực biên giới) sau khi học xong cấp II bỏ học ở nhà phụ giúp gia đình, đi làm nương hoặc làm thuê bên Trung Quốc.

  1.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất các trường trung học, tiểu học và các trường mầm non; xây dựng hệ thống các trường dân tộc nội trú, hệ thống nhà nội trú, bán trú; phát triển hệ thống thư viện phù hợp với yêu cầu của từng cấp.
  •  Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non, phổ thông, ưu tiên đối với giáo viên các trường vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh.
  • Trao đổi giáo dục, hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ (tiếng Anh), cung cấp giáo viên tình nguyện các chuyên ngành cho các trường phổ thông.

          2. Về lĩnh vực y tế

         2.1. Thông tin chung về lĩnh vực y tế của tỉnh

         - Tỉnh Hà Giang có 169/195 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 86,77%. Có 16 bệnh viện, 242 cơ sở y tế; có 3.942 nhân lực y tế; 303 nhân lực ngành dược; 42,60 giường bệnh/vạn dân; 10,5 bác sỹ/vạn dân. Tổng số đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế đạt 98,5%. 

         - Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em: Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (chiều cao/tuổi) trên địa bàn tỉnh chiếm 22.3%, trong đó tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (chiều cao/tuổi) là 33,8%, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) 21,6%.

         - Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đủ các loại vắc xin ước đạt 97%. 

         - Triển khai cấp thẻ bảo hiểm y tế cho  trẻ em dưới 6 tuổi tính đến 6/2018 là 112.260 trẻ.

         - Thực hiện đảm bảo quyền lợi của trẻ em khi sinh ra được đăng ký khai sinh đạt trên 99%.

  2.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực y tế:

  • Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ y tế: hỗ trợ các trường đào tạo cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi phương pháp và nghiệp vụ; cấp học bổng đào tạo cán bộ y tế trong và ngoài nước.
  • Phát triển hạ tầng cơ sở y tế: nâng cấp, xây dựng, cung cấp trang thiết bị, chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện chuyên ngành tuyến tỉnh, trung tâm y tế cấp tỉnh, huyện và các trạm y tế cấp xã.
  • Hỗ trợ các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng và cận thị học đường ở trẻ em, hỗ trợ cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Lĩnh vực môi trường (phòng, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp)

3.1. Thông tin chung về phòng, chống biến đổi khí hậu và cứu trợ khẩn cấp của tỉnh

- Hà Giang có địa hình hiểm trở với độ cao từ 800 - 1.200m so với mực nước biển, thường đón những đợt không khí lạnh thổi từ đồng bằng và vùng Đông Bắc tới nên hầu như quanh năm duy trì tình trạng thời tiết ẩm ướt cao, đặc biệt vùng núi cao thường gặp kiểu thời tiết sương muối, mưa đá. Độ ẩm thường xuyên duy trì ở mức 80-87%. Mùa mưa Hà Giang kéo dài từ 6-7 tháng (từ tháng 4-10) chiếm tới 83- 91% lượng mưa cả năm còn lại mùa khô có khu vực lượng mưa đạt dưới <25mm.

- Là một trong những tỉnh bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu với những loại hình thiên tại như: (1) nắng nóng, hạn hán kéo dài gây cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; (2) mưa lớn tập trung gây lũ ống, lũ quét và ngập úng; (3) giông lốc, mưa đá.

- Nguồn nước cung cấp cho 4 huyện vùng cao chủ yếu là nguồn nước mưa và nước mặt từ các khe núi, ao hồ, sông suối chiếm 98,5%, bằng các loại hình cấp nước tự chảy: hồ treo, lu, bể, máng lần, khe nước.... còn lại cấp từ các nguồn nước ngầm bằng các giếng đào, giếng khoan chiếm khoảng 1,5% và hiện bị thiếu nước trầm trọng vào mùa khô.

3.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh phòng, chống biến đổi khí hậu và cứu trợ khẩn cấp

  • Phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai; trồng và bảo vệ rừng; xây dựng các công trình chống lũ; đào tạo kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai...
  • Cứu trợ khẩn cấp (cung cấp thuốc men, lương thực, nhà ở…) khi xảy ra thiên tai, tái thiết cơ sở hạ tầng và phục hồi sản xuất.
  • Hỗ trợ các mô hình nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, xây dựng mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Cơ quan đu mối về công tác PCPNN ở địa phương

           Phòng Hợp tác quốc tế - Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang; Địa chỉ: số 198, đường Trần Phú, phương Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang; 

           Số điện thoại: 0219.3.862852;           Email: hoptacquocte.sngv@gmail.com.


 

MỘT SỐ LĨNH VỰC ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ 

PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2020 -2022

 

  1. Giáo dục và đào tạo:

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, phổ thông, ưu tiên đối với giáo viên các trườngc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: hỗ trợ xây dựng các trường trung học, tiểu học và các trường mầm non; xây dựng hệ thống các trường dân tộc nội trú, hệ thống nhà nội trú, bán trú; phát triển hệ thống thư viện phù hợp với yêu cầu của từng cấp.

- Trao đổi giáo dục, hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ, cung cấp giáo viên tình nguyện các chuyên ngành cho các trường phổ thông.

- Cung cấp học bổng; bảo trợ cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho giáo viên trong ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là giáo viên ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu..

  1. Y tế:

- Đào tạo cán bộ y tế: hỗ trợ các trường đào tạo cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi phương pháp và nghiệp vụ; cấp học bổng đào tạo cán bộ y tế trong và ngoài nước.

- Phát triển hạ tầng cơ sở y tế: nâng cấp, xây dựng, cung cấp trang thiết bị, chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện chuyên ngành tuyến tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện và các trạm y tế cấp xã.

- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình quốc gia trên địa bàn tỉnh về phòng, chống sốt rét, lao phổi, phong, sốt xuất huyết, nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS và nạn nhân chất độc da cam; phòng, chống và giảm tác hại của ma túy, tuyên truyền về nguy cơ và hiểm họa của ma túy, tuyên truyền và sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

- Hỗ trợ xây dựng các trung tâm kiểm soát dịch bệnh.

- Hỗ trợ các hoạt động dân số kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản...

  1. Đào tạo, giáo dục nghề nghiệp:

- Hỗ trợ đào tạo chú trọng các vùng nông thôn, các vùng sâu, vùng xa, đang đô thị hóa.

  • Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với định hướng phát triển  nghề, chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình dạy nghề hiệu quả.
  • Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Cung cấp bổ sung chuyên gia và giáo viên có chuyên môn cao, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
  • Đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm cho các đối tượng yếu thế trong xã hội (người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam, người dân tộc thiểu số...)
  • Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn:

- Phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm: đào tạo, tập huấn, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm;

- Hạ tầng cơ sở nông thôn: phát triển hạ tầng sản xuất quy mô nhỏ như các công trình thủy lợi, trạm bơm, đường liên thôn, xã, bản...;

- Xây dựng mô hình nông thôn mới; phát triển ngành, nghề, thủ công mỹ nghệ, sản xuất và dịch vụ nhỏ; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế thông qua tăng cường thu nhập phi nông nghiệp;

- Phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm;

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

  1. Giải quyết các vấn đề xã hội:
  2. Giáo dục và giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn
  3. Xóa nhà tạm cho người nghèo, các đối tượng chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai…
  4. Phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân khi trở về.
  5. Tuyên truyền, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông.
  6. Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp:

- Bảo vệ môi trường: khuyến khích các dự án nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên (trồng và bảo vệ rừng, vệ sinh môi trường...)

- Hỗ trợ thiết lập các khu bảo tồn/Vườn quốc gia đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn Gen và phòng chống buôn bán, giết hại các loài động vật hoang dã.

- Các chương trình truyền thông bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phòng chống buôn bán, giết hại các loài động vật hoang dã.

  • Phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai; trồng và bảo vệ rừng; xây dựng các công trình chống lũ; đào tạo kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai...
  • Cứu trợ khẩn cấp (cung cấp thuốc men, lương thực, nhà ở…) khi xảy ra thiên tai, tái thiết cơ sở hạ tầng và phục hồi sản xuất.
  • Quản lý tài nguyên thiên nhiên: khuyến khích các dự án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng theo hướng hiệu quả và bền vững các tài nguyên đất, nước, không khí, rừng.
  • Khắc phục hậu quả chiến tranh:
  • Hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, nạn nhân bom mìn và vật liệu nổ;
  • Văn hóa, thể thao và du lịch:

- Vận động hỗ trợ thành lập khu vui chơi thể thao cho cơ sở và các trường học ở các huyện, xã, thôn, bản...

- Tuyên truyền giá trị văn hóa và bảo vệ văn hóa phi vật thể, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống và các di sản văn hóa.

- Phục hồi, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, di tích.

- Hỗ trợ các tuyến du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… Tập huấn nâng cao năng lực cho người dân địa phương.

Yên Bái
25/05/2023 1.577 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.668 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.745 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.609 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.679 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.603 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.496 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.592 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.651 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.612 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.465 lượt xem