Đồng Tháp
19/05/2023 1.634 lượt xem

Thông tin tóm tắt về tỉnh Đồng Tháp

 

 

  1. Thông tin chung: 

        1.1. Diện tích tự nhiên: 3.384 km2

1.2. Dân số trung bình: 1.598.754 người 

1.3. Dân tộc: Kinh: 1.597.590 người (99,93%), Khác: 0,07%

1.4. Số đơn vị hành chính: 12 huyện, thị xã, thành phố; 143 xã, phường, thị trấn.

1.5. Cơ cấu kinh tế:

  • Khu vực nông, lâm, thuỷ sản: 35,41%
  • Khu vực công nghiệp, xây dựng: 19,36%
  • Khu vực Thương mại, dịch vụ: 45,23%

1.6. Cơ cấu dân cư: 

  • Thành thị: 302.711 người; Nông thôn: 1.296.043 người
  • Nam: 798.855 người; Nữ:  799.899 người

1.7. Cơ cấu lao động: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế: 905.755 người.

  • Nông, lâm, thuỷ sản: 40,11% (363.273 người)
  • Công nghiệp, xây dựng: 22,68% (205.425 người)
  • Thương mại – dịch vụ: 37,21% (337.057 người)

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo: 

  • Số huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ: không có
  • Tỷ lệ hộ nghèo: 2,73%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 5,50%

1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người: 44,27 triệu đồng/người/năm

  1. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của địa phương giai đoạn 2017-2019: 

2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019: 

Năm

Số tổ chức PCPNN

và nhà tài trợ

Số dự án

Giá trị viện trợ

giải ngân (USD)

2017

26

43

617.306,05

2018

36

56

932.570,8

2019

35

51

707.935,7

 

2.2. Lĩnh vực viện trợ: (tính theo USD)

Năm

Lĩnh vực 1

Lĩnh vực 2

Lĩnh vực 3

Các lĩnh vực khác

2017

Giải quyết các vấn đề xã hội: 163.948

Y tế: 154.276,92

Khác (viện trợ khẩn cấp, tình nguyện viên…): 139.911 

  • Phát triển kinh tế - xã hội: 75.155
  • Giáo dục đào tạo: 56.759
  • Tài nguyên – Môi trường: 27.257,

2018

Y tế: 347.698,6

Phát triển kinh tế - xã hội: 243.844,8

Tài nguyên – Môi trường: 116.374,1

  • Giáo dục đào tạo: 102.215,4
  • Khác (viện trợ khẩn cấp, tình nguyện viên…): 64.396,8
  • Giải quyết các vấn đề xã hội: 34.504,4
  • Nông nghiệp: 17.201

2019

Tài nguyên – Môi trường: 282.928,3

 

Giải quyết các vấn đề xã hội: 231.854

Y tế: 75.782,7

  • Phát triển kinh tế - xã hội: 47.035,5
  • Giáo dục đào tạo: 37.639,9
  • Khác: 34.635

2.3. Địa bàn viện trợ: 

- Năm 2017: 

+ Giải quyết các vấn đề xã hội: toàn tỉnh

+ Y tế: toàn tỉnh

+ Lĩnh vực khác (viện trợ khẩn cấp, tình nguyện viên…): huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình

- Năm 2018:

+ Y tế: toàn tỉnh

+ Phát triển kinh tế - xã hội: huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh

+ Tài nguyên - Môi trường: huyện Tháp Mười, huyện Tam Nông

- Năm 2019:

+ Giải quyết các vấn đề xã hội: toàn tỉnh

+ Y tế: toàn tỉnh 

+ Tài nguyên - Môi trường: Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tháp Mười

2.4. Đối tượng viện trợ: 

- Năm 2017: 

+ Giải quyết các vấn đề xã hội: người khuyết tật

+ Y tế: bệnh nhân nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, các cơ sở y tế

+ Lĩnh vực khác (viện trợ khẩn cấp, tình nguyện viên…): người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

- Năm 2018:

+ Y tế: bệnh nhân nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, các cơ sở y tế 

+ Phát triển kinh tế - xã hội: nông dân, các hộ nghèo

+ Tài nguyên - Môi trường: các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn

- Năm 2019:

+ Tài nguyên - Môi trường: Vườn Quốc gia Tràm Chim, các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn

+ Giải quyết các vấn đề xã hội: trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo

+ Y tế: người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

  1. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2022: 

3.1. Giáo dục, đào tạo

- Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: Hỗ trợ xây dựng trường học và cải thiện cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

- Trao đổi giáo dục, hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ, cung cấp giáo viên tình nguyện các chuyên ngành cho các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, trung tâm đào tạo nghề nghiệp trong tỉnh.

- Cấp học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

3.2. Y tế

- Đào tạo cán bộ y tế: hỗ trợ đào tạo cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi phương pháp và nghiệp vụ; cấp học bổng đào tạo cán bộ y tế trong và ngoài nước. 

- Phát triển hạ tầng cơ sở y tế: Nâng cấp, xây dựng, cung cấp trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật chăm sóc và điều trị bệnh tại các bệnh viện tỉnh, huyện và các trạm y tế xã, thị trấn.

- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế: Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống giảm tác hại của ma túy; hỗ trợ và điều trị người có HIV/AIDS, tuyên truyền nguy cơ hiểm họa; các hoạt động dân số: Kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh, tuyên truyền sử dụng biện pháp tránh thai an toàn; tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ em. 

3.3. Đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

- Phát triển cơ sở vật chất cho đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Xây dựng cơ sở và cung cấp trang thiết bị cho dạy nghề của hệ thống các trường, các trung tâm dạy nghề; đào tạo, dạy nghề gắn với tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, người khuyết tật, lao động di cư…

- Hỗ trợ đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và định hướng việc làm cho thanh niên.

- Dạy nghề, phát triển ngành nghề thủ công để tạo việc làm, hỗ trợ các hợp tác xã... 

3.4. Nông, lâm, thủy sản và phát triển nông thôn

- Hỗ trợ tập huấn, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao năng lực và trình độ cho cán bộ nông nghiệp và hộ nông dân, hỗ trợ nghiên cứu khoa học trong nông, lâm, thuỷ sản và phát triển nông thôn (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nuôi trồng thủy sản, quản lý dịch bệnh, môi trường…), sản xuất vật nuôi, cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu (hạn, mặn) …

- Hạ tầng nông thôn: hỗ trợ các công trình nước sạch, nhà kho, nhà sơ chế nông sản. 

- Xây dựng nông thôn mới: hỗ trợ phát triển các ngành, nghề thủ công, sản xuất và dịch vụ nhỏ; hỗ trợ các chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng cầu đường nông thôn, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai; hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp.

3.5. Giải quyết các vấn đề xã hội

- Hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tài chính cho các trung tâm bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn: Vận động viện trợ hỗ trợ dụng cụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật bao gồm các dụng cụ: xe lăn/xe lắc (các loại); gậy dò đường (cho người khiếm thị); tay giả, chân giả, gậy (1 chân/gậy ba toong/gậy 3 - 4 chân); nạng, nẹp; thiết bị phát hiện ngã; thanh vịn/tay vịn; khung tập đi; máy trợ thính. Hỗ trợ bảo hiểm y tế tự nguyện cho người dân.

- Giáo dục và giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (trẻ em mồ côi, khuyết tật, không nơi nương tựa).

- Hỗ trợ, thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; xóa nhà tạm cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

  1. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương: 
    1. Cơ quan đầu mối về hoạt động của các tổ chức PCPNN

       Sở Ngoại vụ tỉnh Đồng Tháp

  • Địa chỉ: Số 114, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
  • Điện thoại: 02773.886.345 
  • Fax: 02773.857.103 
  • Email: ngoaivudt@dongthap.gov.vn
    1. Cơ quan đầu mối về vận động viện trợ PCPNN 

Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị tỉnh Đồng Tháp

  • Địa chỉ: Số 397, Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 
  • Điện thoại: 02773.853.691; Điện thoại di động: 0908.135.058
  • Email: xuanhaidongthap@gmail.com
Yên Bái
25/05/2023 1.592 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.687 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.775 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.615 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.692 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.615 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.501 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.605 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.661 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.628 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.470 lượt xem