Điện Biên
19/05/2023 1.520 lượt xem

Thông tin tóm tắt về tỉnh Điện Biên

1. Thông tin chung: 

1.1. Diện tích: 9.541,25 km2

1.2. Dân số: Gần 60 vạn người (598.856 người, theo kết quả điều tra tháng 4/2019)

1.3. Dân tộc: Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc; trong đó, dân tộc Thái chiếm 38%, dân tộc Mông chiếm 34,8%, dân tộc Kinh chiếm 18,4%, còn lại là các dân tộc khác như: Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Kháng, Mường, Cống…

1.4. Số đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã, 08 huyện; 129 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn.

1.5. Cơ cấu kinh tế: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19,34%; công nghiệp – xây dựng chiếm 22,82%; dịch vụ chiếm 55,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 2,54% (số liệu năm 2019).

1.6. Cơ cấu dân cư: 14,32% dân cư ở thành thị; 85,48% dân cư ở nông thôn.

1.7. Cơ cấu lao động: 60% lao động thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản.

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo: 

- Số huyện nghèo (theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020): 07 huyện, gồm: Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tuần Giáo, Tủa Chùa.

Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo 2019: hộ nghèo là 33,05%, cận nghèo là 9,77%.

1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2019: 29,7 triệu đồng/người/năm.

2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của địa phương giai đoạn 2017-2019: 

2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019: 

Năm

Số tổ chức PCPNN

và nhà tài trợ

Số dự án

Giá trị viện trợ

giải ngân (USD)

2017

15

23

2.802.500

2018

10

25

2.777.100

2019

13

25

2.841.140

2.2. Lĩnh vực viện trợ (đơn vị tính USD):

Năm

Phát triển KT-XH

Giáo dục

Y tế

Các lĩnh vực khác

2017

1.875.263

485.796

317.027

927.250

2018

2.054.192

82.014

370.696

270.198

2019

2.047.351

195.123

154.976

443.690

 

 

 

2.3. Địa bàn viện trợ: 

Năm

Phát triển Kinh tế - Xã hội

Giáo dục

Y tế

2017

Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên.

Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Mường Chà.

10/10 huyện, thị xã, thành phố.

2018

Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên.

Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Mường Chà

10/10 huyện, thị xã, thành phố.

2019

Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên.

Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Mường Chà

10/10 huyện, thị xã, thành phố.

2.4. Đối tượng viện trợ: 

Năm

Phát triển Kinh tế - Xã hội

Giáo dục

Y tế

2017

Người nghèo, phụ nữ, người dân tộc.

Trẻ em.

Người nghèo, người khuyết tật.

2018

Người nghèo, phụ nữ, người dân tộc.

Trẻ em.

Người nghèo, người khuyết tật.

2019

Người nghèo, phụ nữ, người dân tộc.

Trẻ em.

Người nghèo, người khuyết tật.

3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2022: 

3.1. Lĩnh vực Y tế

3.1.1. Thông tin chung về lĩnh vực:

Các chỉ số sức khỏe vẫn ở mức thấp so với cả nước: Tuổi thọ trung bình thấp hơn toàn quốc 5,8 tuổi; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 01 tuổi cao gấp 2,0 lần, tỷ suất trẻ dưới 5 tuổi cao gấp 1,7 lần, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 1,3 lần và suy dinh dưỡng thể thấp còi cao gấp 1,2 lần so với toàn quốc; Tổng tỷ suất sinh còn cao (2,72 con); Tỷ lệ nhiễm HIV/dân số cao (0,57%).

3.1.2. Các lĩnh vực ưu tiên

3.1.2.1. Ưu tiên số 1: Phát triển hạ tầng cơ sở y tế

Thực trạng cơ sở hạ tầng y tế:

+ Còn 51/129 trạm y tế (chiếm 39,5%) cần đầu tư xây mới, 20 trạm y tế cần nâng cấp, sửa chữa.

+ Giai đoạn 2020 – 2022, địa phương bố trí được kinh phí xây dựng 44 trạm y tế.

- Kiến nghị: vận động kinh phí hỗ trợ địa phương xây dựng 07 trạm y tế, tu sửa 20 trạm.

- Địa bàn ưu tiên: 

Các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Đối tượng ưu tiên: Y tế cơ sở

3.1.2.2. Ưu tiên số 2: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

- Thực trạng: Các chỉ số về sức khỏe bà mẹ, trẻ em của tỉnh thấp hơn mức bình quân của cả nước. Công tác truyền thông, cung cấp thông tin, kiến thức về chăm sóc bà mẹ, trẻ em cho đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, kinh phí cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Kiến nghị: Vận động kinh phí hỗ trợ địa phương thực hiện công tác truyền thông về sức khỏe bà mẹ trẻ em (47 lớp/năm); hỗ trợ đa vi chất cho 4000 phụ nữ mang thai, trẻ em mỗi năm.

- Địa bàn ưu tiên: Tất cả các huyện, thị, thành phố.

- Đối tượng ưu tiên: Phụ nữ, trẻ em, người nghèo.

3.1.2.3. Ưu tiên số 3: Phòng chống HIV/AIDS

- Thực trạng: Tỷ lệ nhiễm HIV/dân số cao (0,57%).

- Kiến nghị: vận động kinh phí hỗ trợ địa phương mua thuốc Methadone điều trị cho 2.700 người/năm; mua thuốc ARV điều trị HIV, dự phòng lây truyền mẹ con cho 2.500 người/năm.

- Địa bàn ưu tiên: tất cả các huyện, thị, thành phố

- Đối tượng ưu tiên: người nhiễm HIV, nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV.

3.2. Lĩnh vực Giáo dục

3.2.1. Thông tin chung về lĩnh vực

Ngành giáo dục Điện Biên hiện có 562 trường học, trung tâm với 7.247 lớp, 195.957 học sinh, sinh viên. Trong những năm qua, chất lượng dạy và học được duy trì và từng bước nâng cao. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp khó khăn trong đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

3.2.2. Các lĩnh vực ưu tiên

3.2.2.1. Ưu tiên số 1: Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục

- Thực trạng: Tỉnh hiện có 157 trường chưa đạt chuẩn quốc gia, số phòng học cần đầu tư xây dựng kiên cố hóa là 3.526 phòng. Giai đoạn 2020 – 2022, địa phương bố trí được kinh phí xây dựng 136 phòng học, tu sửa 773 phòng.

- Kiến nghị: vận động hỗ trợ địa phương phát triển hạ tâng giáo dục. Xây dựng, tu bổ 06 trường,   68 phòng học, 126 phòng nội trú, phòng chức năng.

- Địa bàn ưu tiên: các huyện Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo, Thành phố Điện Biên Phủ.

- Đối tượng ưu tiên: Học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật.

3.2.2.2. Ưu tiên số 2: Hỗ trợ tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

- Thực trạng: ngành giáo dục tỉnh Điện Biên đã tổ chức 03 tập huấn, bồi dưỡng cho 9.637 cán bộ, giáo viên cốt cán, đại trà thực hiện đổi mới giáo dục. Để đảm bảo thực hiện tốt đổi mới chương trình cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên trong toàn ngành.

- Kiến nghị: vận động hỗ trợ địa phương kinh phí tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho 4000 cán bộ quản lý, giáo viên.

- Địa bàn ưu tiên: 10/10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

- Đối tượng ưu tiên: cán bộ quản lý, giáo viên các cấp tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

3.2.2.3. Ưu tiên số 3: Cấp học bổng cho học sinh

- Thực trạng: Tỷ lệ học sinh có hoàn cảnh khó khăn cao, đặc biệt là học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, học sinh người dân tộc thiểu số.

- Kiến nghị: Vận động hỗ trợ địa phương trao 3000 học bổng mỗi năm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cố gắng trong học tập.

- Địa bàn ưu tiên: các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh

- Đối tượng ưu tiên: học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số vươn lên trong học tập.

 

3.3. Lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

3.3.1. Thông tin chung về lĩnh vực

Điện Biên có tiềm năng để phát triển nông, lâm nghiệp, tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nông thôn còn thiếu thốn; việc ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững còn hạn chế (tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất theo quy trình sản xuất tốt – GAP hoặc tương đương năm 2019 chỉ chiếm 0,25% giá trị sản xuất; diện tích áp dụng tưới tiết kiệm chỉ chiếm 0,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đội ngũ cán bộ nông nghiệp cơ sở còn thiếu…).

3.3.2. Các lĩnh vực ưu tiên

3.3.2.1. Ưu tiên số 1: Hạ tầng cơ sở nông thôn

- Thực trạng: đến năm 2019, toàn tỉnh có 7/10 huyện nghèo, mới có 22 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới. Tỉnh tiếp tục triển khai các Chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới; đồng thời, tranh thủ, vận động các nguồn lực góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn, miền núi.

- Kiến nghị: Vận động hỗ trợ địa phương xây mới, bảo dưỡng, tu bổ 50 công trình thủy lợi nhỏ; xây, tu sửa 40 công trình nước sinh hoạt thôn, bản; xây mới, sửa chữa 150 công trình giao thông nội thôn, bản, giao thông liên thôn, xây 07 cầu treo dân sinh; xây nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản.

- Địa bàn ưu tiên: các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Đối tượng ưu tiên: Đồng bào dân tộc thiểu số.

3.3.2.2. Ưu tiên số 2: Hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao (sử dụng quy trình sản xuất tốt, hữu cơ, tưới tiết kiệm, ứng dụng công nghệ trong canh tác lúa)

- Thực trạng: ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh còn hạn chế (tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất theo quy trình sản xuất tốt – GAP hoặc tương đương năm 2019 chỉ chiếm 0,25% giá trị sản xuất; diện tích áp dụng tưới tiết kiệm chỉ chiếm 0,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp)

- Kiến nghị: Vận động hỗ trợ địa phương xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tương đương với các cây trồng như lúa, chè, cây ăn quả; xây dựng mô hình sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng bền vững; hỗ trợ công nghệ tưới tiết kiệm với cây trồng: rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Địa bàn ưu tiên: thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Mường Ảng.

- Đối tượng ưu tiên: Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp.

3.3.2.3. Ưu tiên số 3: Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò,dê) theo hướng hàng hóa bền vững.

- Thực trạng: Điện Biên có diện tích đất đai rộng, nhiều đồi, rừng, giàu nguồn cỏ tự nhiên, mật độ dân cư thấp, lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc. Tổng đàn gia súc năm 2019 có khoảng 530.778 con. Các giống trâu bò dê thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng cho thịt có dinh dưỡng và phẩm chất tốt. Tuy nhiên, các loại giống chủ yếu là giống địa phương, tỷ lệ xẻ thịt thấp, bị thoái hóa giống theo thời gian; nguồn thức ăn thô xanh phần lớn phụ thuộc vào tự nhiên, ứng dụng công nghệ chăn nuôi còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

- Kiến nghị: Vận động hỗ trợ chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào chăn nuôi: chọn lọc, cải tạo chất lượng, số lượng giống; trồng cây thức ăn chăn nuôi; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm thịt của địa phương.

- Địa bàn ưu tiên: các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Nậm Pồ, Mường Nhé.

- Đối tượng ưu tiên: các hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

3.4. Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội

3.4.1. Thông tin chung

Hiện nay, tỉnh Điện Biên có 2.557 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (theo Luật trẻ em 2016), 58.520 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo là 511 người; 5.382 người khuyết tật. Các đối tượng trên luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền, các đoàn thể địa phương và xã hội, tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên việc chăm lo cho các đối tượng yếu thế còn nhiều khó khăn.

3.4.2.1. Lĩnh vực ưu tiên số 1: Giáo dục, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Thực trạng: các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đang nuôi dưỡng chăm sóc 254 trẻ em, trong đó: nuôi dưỡng chăm sóc tại Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ là 175 em; nuôi dưỡng chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh là 79 em. Còn nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

- Kiến nghị: Vận động hỗ trợ địa phương giúp đỡ 250 trẻ mỗi năm; hỗ trợ tổ chức 15 lớp tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên, người chăm sóc trẻ.

- Địa bàn ưu tiên: huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Điện Biên Đông

- Đối tượng ưu tiên: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

3.4.2.2. Ưu tiên số 2: Hỗ trợ người khuyết tật, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn

- Thực trạng: Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chăm sóc người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa. Các đối tượng yếu thế như: người khuyết tật, người cao tuổi còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

- Kiến nghị: Vận động hỗ trợ địa phương xây dựng 01 Trung tâm chăm sóc người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa. Mở 10 lớp hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các cơ sở Bảo trợ xã hội. Hỗ trợ 100 người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mỗi năm.

- Địa bàn ưu tiên: Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên.

- Đối tượng ưu tiên: Người cao tuổi đơn thân, già yếu, người khuyết tật nặng, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

3.4.2.3. Ưu tiên số 3: Hỗ trợ các cơ sở bảo trợ xã hội.

- Thực trạng: Hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội, giáo dục hướng nghiệp còn thiếu: 4/9 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên chưa có trụ sở làm việc, lớp học. Giai đoạn 2020 – 2022, địa phương chỉ bố trí được kinh phí xây dựng trụ sở, lớp học cho 01 Trung tâm.

- Kiến nghị: Vận động hỗ trợ địa phương xây 01 khu lưu xá cho Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ; Xây trụ sở, phòng học cho 03 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên.

- Địa bàn ưu tiên: Thành phố Điện Biên Phủ; các huyện Mường Ảng, Tủa Chùa, Mường Nhé.

- Đối tượng ưu tiên: Trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người yếu thế trong xã hội.

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN tại địa phương

- Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên

- Địa chỉ: Số 285, đường Võ Nguyên Giáp, tổ 14, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

- Điện thoại: 02153.831.973; Fax: 02153.826.513.

- Email: ngoaivudienbien@gmail.com

Yên Bái
25/05/2023 1.602 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.700 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.799 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.621 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.707 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.627 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.503 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.625 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.669 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.648 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.471 lượt xem