THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỈNH ĐẮK LẮK
1. Thông tin chung về tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- Diện tích: 1.303.049,5 ha.
- Dân số: 1.872.574 người.
- Dân tộc: 47 dân tộc gồm người Kinh, Ê Đê, M'Nông, Lào, J’rai,... Trong đó, dân tộc Kinh chiếm số lượng đông nhất, khoảng 70%. Các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30%.
- Số đơn vị hành chính: 15 huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành):
- Nông, lâm, thủy sản: 38,1%.
- Công nghiệp, xây dựng:16,1%.
- Dịch vụ: 43,6%.
- Thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm): 2,2%.
- Cơ cấu dân cư
- Phân theo giới tính: Nam chiếm 50,32%, nữ chiếm 49,68%.
- Phân theo khu vực: Thành thị chiếm 24,74%, nông thôn chiếm 75,26%.
- Cơ cấu lao động
- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: 1.182.387 người (trong đó, nam chiếm 52,76%, nữ chiếm 47,24%).
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động đạt 58%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chiếm tỷ lệ trên 18,88%.
- Tỷ lệ hộ nghèo
- Số huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ: 02 huyện (gồm: M’Đrắk, Lắk).
- Tỷ lệ hộ nghèo: 9,33%.
- Tỷ lệ hộ cận nghèo: 8,90%.
1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành: 49,09 triệu đồng.
2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2019
2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017 - 2019
Năm
|
Số tổ chức PCPNN và nhà tài trợ
|
Số dự án
|
Giá trị viện trợ giải ngân (USD)
|
2017
|
25
|
52
|
1.634.532
|
2018
|
24
|
34
|
2.024.408
|
2019
|
24
|
31
|
1.514.904
|
2.2. Giá trị viện trợ theo lĩnh vực (Đvt: USD)
Năm
|
Giáo dục
|
Y tế
|
Nông nghiệp
|
Các lĩnh vực khác
|
Cộng
|
2017
|
1.025.851
|
121.147
|
142.016
|
345.518
|
1.634.532
|
2018
|
1.459.365
|
251.438
|
214.057
|
99.548
|
2.024.408
|
2019
|
961.773
|
273.271
|
160.696
|
155.164
|
1.514.904
|
2.3. Địa bàn viện trợ
Viện trợ phi chính phủ nước ngoài được triển khai tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Một số địa bàn được hỗ trợ nhiều gồm có:
- Giáo dục: Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Buôn Đôn, Cư Kuin.
- Y tế: Krông Bông, Lắk, TP. Buôn Ma Thuột.
- Nông nghiệp: Buôn Đôn, Ea Súp, Lắk, Krông Năng, Krông Búk.
- Các lĩnh vực khác: Krông Bông, Krông Pắc, TP. Buôn Ma Thuột.
2.4. Đối tượng viện trợ
- Giáo dục: Học sinh khó khăn.
- Y tế: Người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật.
- Nông nghiệp: Nông dân, bảo tồn voi và động vật hoang dã.
- Các lĩnh vực khác: Người nghèo, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em.
3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020 - 2022
3.1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
3.1.1. Thông tin chung về lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia: 487/1.007, đạt tỷ lệ 48,3%. Trong đó, Mầm non: 94/294 trường, đạt tỷ lệ 31,9%. Tiểu học: 241/424 trường, đạt tỷ lệ 56,84%. Trung học cơ sở: 134/233 trường, đạt tỷ lệ 57,51%. Trung học phổ thông: 18/56 trường, đạt tỷ lệ 32,14%.
3.1.2. Nội dung ưu tiên: Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục.
- Thực trạng cơ sở hạ tầng giáo dục
Nhiều nơi chưa có nhà lớp học, số lượng lớp học các cấp phải học nhờ tại các cơ sở khác (nhà văn hóa cộng đồng, hội trường thôn,…) còn lớn. Theo số liệu thống kê đầu năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh hiện có 65 phòng học tạm ở bậc học mầm non, 88 phòng học tạm ở bậc tiểu học và 24 phòng học tạm ở bậc trung học cơ sở; số lớp học chưa có phòng học, phải học nhờ bậc mầm non là 191 lớp, ở bậc tiểu học là 20 lớp, ở bậc trung học cơ sở là 08 lớp.
- Kiến nghị: Xây mới 120 phòng học ở bậc mầm non, 40 phòng ở bậc tiểu học (đề cương chi tiết một số dự án gửi kèm).
- Địa bàn ưu tiên vận động viện trợ: Các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Krông Búk, Krông Ana và Krông Năng.
- Đối tượng ưu tiên vận động viện trợ : Học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số.
3.2. Lĩnh vực y tế
3.2.1. Thông tin chung về lĩnh vực y tế
- Cơ sở hạ tầng của bệnh viện còn quá chật hẹp, lưu lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng cao kể từ khi thực hiện thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT, do đó việc đáp ứng tốt cho các nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Nhân lực tại bệnh viện, trạm y tế còn thiếu về số lượng và trình độ, khả năng điều trị theo chuyên khoa sâu còn nhiều hạn chế nên tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến còn cao.
3.2.2. Các nội dung ưu tiên
3.2.2.1. Ưu tiên số 1: Phát triển hạ tầng cơ sở y tế
- Thực trạng:
+ Hạ tầng Bệnh viện Đa khoa Thị xã Buôn Hồ: Bệnh viện Đa khoa Thị xã Buôn Hồ có diện tích sử dụng 12.000 m2, cơ sở hạ tầng chật hẹp, xây dựng chắp vá không đồng bộ và đã xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 2017 đến nay, dù đã được Sở Y tế đầu tư xây dựng mới khoa Dược, khoa Truyền nhiễm và khoa Y học cổ truyền nhưng việc sắp xếp, bố trí hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn do không gian hoạt động còn quá chật hẹp. Số giường bệnh kế hoạch/thực kê là 280/325 giường bệnh.
+ Hạ tầng các trạm y tế tại huyện Ea Súp: Tuy đã được đầu tư, xây dựng, sửa chữa hàng năm nhưng số phòng làm việc và phòng kỹ thuật tại 8/10 trạm y tế toàn huyện chưa phù hợp với yêu cầu hoạt động như: chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trạm y tế phải có tối thiểu 04 phòng riêng biệt; tổ chức buổi tiêm chủng phải theo quy trình 01 chiều, đảm bảo đủ phòng, có chỗ đợi tiêm,... chưa kể các yêu cầu khác trong khám bệnh, chữa bệnh. Một số trạm y tế xây dựng lâu đã xuống cấp.
- Kiến nghị:
+ Phát triển xây dựng mô hình bệnh viện từ 400 - 500 giường bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Thị xã Buôn Hồ.
+ Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các trạm y tế tại huyện Ea Súp.
- Địa bàn ưu tiên: Thị xã Buôn Hồ, huyện Ea Súp.
- Đối tượng ưu tiên: Bệnh viện Đa khoa Thị xã Buôn Hồ, hệ thống các trạm y tế tại huyện Ea Súp.
3.2.2.2. Ưu tiên số 2: Đào tạo cán bộ y tế
- Thực trạng: Nhu cầu đào tạo chuyên khoa, chuyên khoa sâu ngày càng cao, vùng sâu vùng xa còn thiếu nhân lực và kinh phí đào tạo.
+ Trung tâm Y tế huyện Ea Súp: Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân chỉ đạt 2,68 người. Tỷ lệ xã có 01 bác sĩ làm việc thường xuyên đạt 70%.
+ Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn: Tỷ lệ nhân viên y tế có trình độ sau đại học/nhân viên y tế/số dân là 09/202/64.215.
+ Bệnh viện Đa khoa Thị xã Buôn Hồ: Hiện có 50 bác sĩ (11 bác sĩ hợp đồng), trong đó có 01 bác sĩ chuyên khoa II (chiếm tỷ lệ 2%), 11 bác sĩ chuyên khoa I (chiếm tỷ lệ 22%). Thực hiện danh mục kỹ thuật cùng tuyến chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Hiện nay, vẫn còn thiếu nhiều chuyên khoa như: Hồi sức cấp cứu và chống độc, Truyền nhiễm, Nội tiết,... chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động của Bệnh viện, do đó trong những năm qua tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến còn cao.
- Kiến nghị: Đào tạo 5 bác sĩ cho Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn, 33 bác sĩ cho Trung tâm Y tế huyện Ea Súp và một số bác sĩ chuyên khoa cao cho Bệnh viện Đa khoa Thị xã Buôn Hồ.
- Địa bàn ưu tiên: Huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn, thị xã Buôn Hồ.
- Đối tượng ưu tiên: Bác sĩ.
3.2.2.3. Ưu tiên số 3: Hỗ trợ thiết bị y tế
- Thực trạng: Máy móc phục vụ hồi sức cấp cứu, xét nghiệm và hỗ trợ công tác phòng chống suy dinh dưỡng còn thiếu.
- Kiến nghị: Hỗ trợ thiết bị cho các cơ sở y tế vùng đặc biệt khó khăn.
+ Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn: Hỗ trợ 01 xe cứu thương chuyên dụng, 01 máy thở xâm nhập hiệu Bennet 840, 01 máy sinh hóa tự động hiệu Beckman Coulter AU480.
+ Trung tâm Y tế huyện Ea Súp: Hỗ trợ các thiết bị phục vụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ (cân, thước đo chiều cao, biểu đồ,…).
- Địa bàn ưu tiên: Huyện Buôn Đôn, Ea Súp.
- Đối tượng ưu tiên: Cơ sở y tế công lập.
3.3. Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội
3.3.1. Thực trạng
- Phụ nữ chiếm hơn 49% dân số toàn tỉnh, trong đó phần lớn sống ở nông thôn, đời sống còn nhiều khó khăn.
- Các cơ sở bảo trợ xã hội thiếu nguồn lực để nâng cao chất lượng chăm sóc các đối tượng được bảo trợ.
3.3.2. Các nội dung ưu tiên
3.3.2.1. Ưu tiên số 1: Hỗ trợ cho cơ sở bảo trợ xã hội
- Thực trạng:
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho 469 đối tượng, trong đó có: 260 người khuyết tật (213 người khuyết tật tâm thần), 18 người cao tuổi, 138 trẻ mồ côi và 53 đối tượng khác. Bình quân, mức trợ cấp nuôi dưỡng cho đối tượng tại Trung tâm là 905.000 đồng/người/tháng (30.100 đồng/người/ngày). Hiện nay, giá cả các mặt hàng tăng cao nhưng mức trợ cấp nuôi dưỡng đối tượng hàng tháng thấp nên đã ảnh hưởng đến đời sống, chế độ dinh dưỡng cũng như sức khỏe của các đối tượng tại Trung tâm. Mặc dù hàng năm Trung tâm nhận được kinh phí khoảng 20.000USD do tổ chức Kinderhilfe Hy vọng (Đức) tài trợ, nhưng khoản viện trợ đó chỉ dành cho 198 cháu mồ côi và 36 viên chức, trong khi đối tượng tại Trung tâm đông, nhiều thành phần khác chưa nhận được hỗ trợ. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên Trung tâm cũng ít nhận được hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước.
- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí để cải thiện bữa ăn hàng ngày cho các đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
- Địa bàn ưu tiên: Thành phố Buôn Ma Thuột.
- Đối tượng ưu tiên: Các đối tượng tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk (Thôn 10, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột).
3.3.2.2. Ưu tiên số 2: Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho phụ nữ.
- Thực trạng: Lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao động nam, là đối tượng dễ bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân lực vì phụ nữ phải chăm sóc con cái, đảm đương việc gia đình nên ngày công không cao bằng nam giới.
- Kiến nghị: Hỗ trợ vốn cho 40 người trong 5 năm (giai đoạn 2021-2025).
- Địa bàn ưu tiên: Các huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao.
- Đối tượng ưu tiên: Phụ nữ thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số, khuyết tật và phụ nữ sống tại địa bàn khó khăn.
4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương
SỞ NGOẠI VỤ
Địa chỉ: 18 Lý Thái Tổ, P. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Điện thoại: 0262.3843012 (P. Hợp tác quốc tế) - 0911.111.246 (đ/c Dung)
Email: daklakdofa@gmail.com, landungbt@ngoaivu.daklak.gov.vn