Đà Nẵng
19/05/2023 1.519 lượt xem

THÔNG TIN NHU CẦU VIỆN TRỢ PCPNN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

 

1. Thông tin chung

a) Diện tích: Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2

b) Dân số: Tại thời điểm 01/4/2019, dân số của thành phố Đà Nẵng là 1.134.310 người.

c) Dân tộc

Theo tổng điều tra dân số năm 2019, có 37 dân tộc sinh sống trên địa bàn Đà Nẵng, trong đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số (99,47% dân số); người dân tộc thiểu số gồm 6.023 người, trong đó 4.497 người (74,66%) sống ở khu vực thành thị, 1.526 người sống ở huyện Hòa Vang (chủ yếu là người Cơ-tu: 1.250 người). 

d) Số đơn vị hành chính:

Thành phố Đà Nẵng có 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ và 2 huyện: Hòa Vang,  huyện đảo Hoàng Sa. 

đ) Cơ cấu kinh tế

 - Dịch vụ: 64,35%

 - Công nghiệp- Xây dựng: 22,41%

 - Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:1,88%

 - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 11,36%

e) Cơ cấu dân cư

- Nữ: 575.328 người, chiếm 50,72%;

- Nam: 558.982 người, chiếm 49,28%;

g) Cơ cấu lao động:

- Nông nghiệp: 2,42%

- Công nghiệp, xây dựng: 29,71%

- Thương mại, dịch vụ: 67,88%

h) Tỷ lệ hộ nghèo

Hiện chuẩn nghèo riêng của thành phố Đà Nẵng cao hơn chuẩn của Chính phủ, chuẩn hộ nghèo cho giai đoạn 2019-2020 của thành phố: khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 1.900.000 đồng;  khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.300.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.600.000 đồng. 

Theo chuẩn mới này, năm 2019, toàn thành phố có 14.983 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,53%; 6.395 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,36%.

  1. Mức thu nhập bình quân đầu người: 95,7 triệu đồng/người/năm.

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng).

2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của địa phương giai đoạn 2017-2019 

a) Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019

Năm

Số tổ chức PCPNN

và nhà tài trợ

Số dự án

Giá trị viện trợ

giải ngân ( triệu USD)

2017

65

74

2,87

2018

44

58

1,81

2019

41

46

1,82

 

b) Lĩnh vực viện trợ: Liệt kê 03 lĩnh vực nhận được nhiều viện trợ của tổ chức PCPNN nhất trong giai đoạn 2017-2019 (đơn vị tính USD)

Năm

Lĩnh vực 1

Lĩnh vực 2

Lĩnh vực 3

Các lĩnh vực khác

2017

Giải quyết các vấn đề xã hội

Giáo dục 

Y tế

Hỗ trợ người khuyết tật, phát triển kinh tế

2018

Giải quyết các vấn đề xã hội

Giáo dục 

Y tế

Hỗ trợ người khuyết tật, phát triển kinh tế

2019

Y tế

Giải quyết các vấn đề xã hội

Giáo dục

Môi trường, năng lượng

c) Địa bàn viện trợ:   Các chương trình, dự án viện trợ trải đều khắp các quận, huyện của thành phố.

d) Đối tượng viện trợ: Trẻ em, thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (giáo dục và đào tạo; đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết các vấn đề xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh); phụ nữ nghèo đơn thân (đào tạo, giáo dục nghề nghiệp), người nghèo ( y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn), người khuyết tật (đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết các vấn đề xã hội).

3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2025 

a) Xây dựng Thành phố Thông minh

Triển khai hợp tác trên 16 lĩnh vực, gồm: Trung tâm Giám sát điều hành thông minh; Dịch vụ công thông minh; Công dân thông minh; Dữ liệu mở; Du lịch thông minh; Thương mại thông minh; Nông nghiệp thông minh; Giao thông  thông minh; Chiếu sáng thông minh; Quản lý nước thông minh; Quản lý chất thải thông minh; Giáo dục thông minh; Y tế thông minh; Vệ sinh An toàn thực phẩm thông minh; An ninh công cộng và Ứng cứu khẩn cấp thông minh; Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Theo đó, tập trung thực hiện các hoạt động:

- Hỗ trợ xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả Thành phố Thông minh;

- Chuyển giao công nghệ, các nền tảng Thành phố Thông minh, đặc biệt là nền tảng dữ liệu mở, nền tảng phân tích dữ liệu lớn, nền tảng tích hợp IoT (Internet vạn vật);

- Đào tạo nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức và cộng đồng xã hội; truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về Thành phố Thông minh, xây dựng công dân thông minh;

- Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và dữ liệu thông minh: Mở rộng hệ thống mạng MAN (mạng đô thị) thành phố; Thành lập Trung tâm giám sát Thành phố Thông minh (giai đoạn 1); Tăng cường năng lực tính toán, lưu trữ trung tâm dữ liệu; Triển khai các nội dung liên quan đến giáo dục, y tế thông minh; Lựa chọn mô hình và triển khai mô hình Thành phố Thông minh khu vực Liên Chiểu cùng với các cụm đô thị thông minh.

- Ứng dụng thông minh: Phát triển đa dạng các ứng dụng Thành phố Thông minh dựa trên nền là hạ tầng và các cơ sở dữ liệu dùng chung đã được hình thành vững chắc trong giai đoạn trước.

b) Y tế

          - Hỗ trợ các chương trình, dự án cho Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng;

- Hỗ trợ đào tạo cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn, đặc biệt các chuyên ngành: Ung thư, răng hàm mặt, y học hạt nhân; hỗ trợ học bổng đào tạo cán bộ y tế trong và ngoài nước;

- Phát triển cơ sở hạ tầng các cơ sở y tế: Cung cấp trang thiết bị y tế, chuyển giao công nghệ hiện đại cho các bệnh viện khu vực trung tâm, bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện và các trạm y tế xã, phường trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh thu hút hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, quản lý số liệu liên thông giữa các tuyến;

          - Hỗ trợ đào tạo phát hiện sớm trong cộng đồng các bệnh lý thường gặp như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư…;

- Thực hiện các chương trình quốc gia về y tế; hỗ trợ truyền thông giáo dục, phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS, hỗ trợ và điều trị cho người có HIV/AIDS; phòng, chống và giảm tác hại của ma túy;

- Hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng.

c) Giáo dục - đào tạo

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và cung cấp thiết bị dạy học cho các trường học theo hướng đồng bộ hóa và hiện đại hóa; thiết lập hệ thống thư viện đầy đủ, khoa học, thân thiện với môi trường và phù hợp với từng cấp học. Đặc biệt, cung cấp và đào tạo công nghệ thông tin cho các trường ở vùng nông thôn, miền núi; 

- Xây dựng, thực hiện các chương trình ngoại khóa cho học sinh các cấp về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, phòng, tránh thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; hỗ trợ chương trình giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu cho các trường học tại khu vực dễ bị tổn thương; các chương trình giáo dục giới tính, tâm sinh lý, kỹ năng sống cho học sinh tại các trường học phù hợp với lứa tuổi;

- Thực hiện các chương trình trao đổi giáo dục, cung cấp giáo viên tình nguyện các chuyên ngành cho các trường đào tạo chuyên sâu, các trường phổ thông; hỗ trợ các chương trình học bổng, khuyến học cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bằng nhiều hình thức;

- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nguồn nhân lực thành phố, trọng tâm là nhóm nguồn nhân lực đặc biệt, nhân lực công nghệ cao.

d) Đào tạo, giáo dục nghề nghiệp 

- Hỗ trợ các chương trình đào tạo, dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, gắn với định hướng và nhu cầu phát triển của các ngành nghề kinh tế mũi nhọn của thành phố; các dự án hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm cho các đối tượng đặc thù (người khuyết tật, người nghèo, phụ nữ, bộ đội xuất ngũ...);

- Hỗ trợ máy móc, trang thiết bị hiện đại, phù hợp với từng ngành nghề cho các trường và trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố, ưu tiên các trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi, cộng đồng dân cư nghèo; 

- Hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp và xúc tiến cơ hội việc làm ở nước ngoài cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn;

          - Hỗ trợ các tình nguyện viên (chuyên gia, giáo viên) dạy nghề có chuyên môn cao; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tại các nước có công nghệ tiên tiến.

đ) Các vấn đề xã hội

- Hỗ trợ đầu tư mở rộng, phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội đối tượng yếu thế (người cao tuổi, người tâm thần, trẻ mồ côi, người lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa) và các đối tượng yếu thế khác;

- Hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình sinh kế, tạo việc làm trợ giúp người khuyết tật, người nghèo, người cao tuổi;

- Hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó ưu tiên nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người chưa thành niên và người cao tuổi;

- Hỗ trợ nuôi dưỡng và chăm sóc nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin tại các Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin; hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin tại cộng đồng và gia đình nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống;

- Xây dựng, nâng cấp các trường học, cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; hỗ trợ về mặt tài chính và cung cấp trang thiết bị phù hợp cho các cơ sở trợ giúp xã hội và các tổ chức người khuyết tật;

- Hỗ trợ tuyên truyền, phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích đối với trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục, đuối nước, tai nạn giao thông và các nguy cơ, rủi ro đối với trẻ em.

e) Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai 

- Tiếp tục hỗ trợ thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố Môi trường”; bảo vệ và cải thiện môi trường sống, bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học, ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu;

- Đầu tư, hỗ trợ công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường, sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái, dự án sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng gió, nước, mặt trời họặc từ chất thải); hỗ trợ trang thiết bị, công nghệ, chuyên gia, kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ môi trường;

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, ý thức về lối sống thân thiện với môi trường; nâng cao nhận thức của người dân trong việc trồng, bảo vệ rừng, hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học và phủ xanh đô thị; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng; phòng chống buôn bán, nuôi nhốt, giết hại các loại động vật hoang dã;

- Quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

- Hỗ trợ các chương trình, dự án tăng cường năng lực trong cảnh báo, dự báo rủi ro thiên tai; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, nhà đa năng phòng chống bão lũ cho cộng đồng và cung cấp các trang thiết bị phòng chống thiên tai.

          g) Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

- Hỗ trợ thực hiện xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hoá; phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ phục vụ đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu; hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và xây dựng chuỗi cung cấp sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả; hỗ trợ đầu tư, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi và nâng cao năng lực  phòng, chống, chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ các giải pháp công nghệ trong xử lý phụ phẩm trên cây trồng, vật nuôi và giải pháp canh tác thân thiện với môi trường; 

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi, phòng chống thiên tai và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi, phòng chống thiên tai và phát triển nông thôn; 

- Hỗ trợ trang thiết bị hiện đại đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi ngành nghề khai thác hải sản ven bờ, phát huy lợi thế của thành phố ven biển;

- Hỗ trợ đầu tư các công trình lâm sinh phục vụ quản lý, bảo vệ rừng bền vững; hỗ trợ phát triển trồng rừng kinh tế, trồng rừng cây gỗ lớn, mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp để nâng cao thu nhập cho hộ trồng rừng, người dân sông ven rừng. 

h) Khoa học và công nghệ

- Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong công nghiệp, công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao, môi trường và trong lĩnh vực y dược;

- Hỗ trợ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp cơ sở vật chất và cung cấp thiết bị chuyên ngành công nghệ sinh học, công nghệ chiếu xạ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, ứng phó với sự cố bức xạ hạt nhân, quan trắc phóng xạ môi trường;

- Hỗ trợ công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường;

- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nguồn nhân lực tư vấn chuyển giao công nghệ, xử lý môi trường;

- Kết nối, liên kết xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, mạng lưới khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong xu hướng Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; hỗ trợ đào tạo thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi ươm tạo startup giữa các vườn ươm doanh nghiệp, các trung tâm ươm tạo công nghệ, cố vấn khởi nghiệp.

i) Phát triển du lịch

- Hỗ trợ phát triển các mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố; bảo tồn và phát triển du lịch văn hóa dân tộc Cơ tu; bảo tồn và phát triển du lịch làng quê, làng nghề;

- Hỗ trợ tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo xu hướng du lịch thông minh;

- Kết nối, chia sẻ thông tin, các mô hình du lịch thành công của các nước trên thế giới.

4. Danh mục dự án vận động viện trợ PCPNN (Cập nhật tháng 6 năm 2022)

Stt

Tên dự án

Đối tác dự án 

Kinh phí (USD)

I

Môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

 

 

1

Hỗ trợ quản lý chất thải rắn nông nghiệp cho nông dân tại huyện Hòa Vang

UBND huyện Hòa Vang

17.457

2

Khảo sát chuyển đổi sang hệ thống xe buýt công cộng chạy bằng điện

Sở Giao thông vận tải

68.107

3

Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng kiêm tránh trú bão tại xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang

UBND huyện Hòa Vang

176.350

4

Xây dựng mô hình “Phân loại, xử lý chất thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ  làm phân bón tại các hộ nông dân ở khu vực đô thị”

Hội Nông dân thành phố

26.087

5

Chương trình nước sạch bền vững trong trường học trên địa bàn huyện Hòa Vang

UBND huyện Hòa Vang

50.869

6

Bảo tồn và phát triển bền vững quần thể Vooc chà vá chân nâu ở Việt Nam có phân bố tại thành phố Đà Nẵng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Chi cục Kiểm lâm

159.899

7

Xây dựng trường học kết hợp phòng tránh thiên tai tại trường Tiểu học Hòa Phú điểm trường Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang

UBND huyện Hòa Vang

89.782

II

Giáo dục

 

 

8

Đầu tư trang thiết bị phòng học thông minh dành cho học sinh tiểu học tại quận Ngũ Hành Sơn

UBND quận Ngũ Hành Sơn

45.230

9

Chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại quận Hải Châu

UBND quận Hải Châu

33.913

10

Chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục mầm non

Sở Giáo dục và Đào tạo

86.957

11

Xây dựng thư viện xanh tại trường Tiểu học Hòa Khương, huyện Hòa Vang

UBND huyện Hòa Vang

9.800

III

Y tế

 

 

12

Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, phòng chống dịch COVID-19 cho y tế cơ sở

UBND huyện Hòa Vang

59.348

13

Nâng cấp sửa chữa Trạm y tế xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang

UBND huyện Hòa Vang

12.533

14

Hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19

Bệnh viện Đà Nẵng

231.522

15

Xây mới Trạm quân dân y xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang

UBND huyện Hòa Vang

176.511

16

Chăm sóc mắt cho trẻ mầm non quận Thanh Khê

UBND quận Thanh Khê

8.261

17

Nâng cao năng lực trong quản lý, điều tra, giám sát dịch tễ học các bệnh dịch mới trong cộng đồng

Sở Y tế/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng

58.652

18

Khảo sát, đánh giá tác động của Luật phòng chống tác hại rượu bia đến đời sống dân cư tại thành phố Đà Nẵng

Sở Y tế/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng

57.391

IV

Hỗ trợ người khuyết tật 

 

 

19

Hỗ trợ chăm sóc toàn diện cho trẻ khuyết tật tại huyện Hòa Vang

UBND huyện Hòa Vang

30.973

20

Hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho người khuyết tật

UBND huyện Hòa Vang

48.260

V

Xây dựng Thành phố thân thiện với trẻ em

 

 

21

Hỗ trợ phòng ngừa xâm hại, bạo lực, bóc lột và mua bán trẻ em

UBND quận Ngũ Hành Sơn

 

22

Hỗ trợ xây dựng gia đình an toàn – không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

UBND quận Liên Chiểu

125.044

VI

Nông nghiệp đô thị bền vững

 

 

23

Hỗ trợ phát triển mô hình nông nghiệp đô thị bền vững đặc trưng tại quận     Cẩm Lệ

UBND quận Cẩm Lệ

62.212

5. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương

- Tên cơ quan: Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Tầng 25, Trung tâm Hành chính thành phố, 24 Trần Phú, Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236 3822253
  • Email: sngv@danang.gov.vn

  

Yên Bái
25/05/2023 1.602 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.700 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.798 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.621 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.707 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.627 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.503 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.625 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.669 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.647 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.471 lượt xem