Bình Thuận
19/05/2023 2.019 lượt xem

Thông tin tóm tắt về tỉnh Bình Thuận

 

1. Thông tin chung:

Bình Thuận là tỉnh cực nam thuộc Vùng Duyên hải miền Trung, nằm liền kề với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chiến lược trong việc kết nối các Vùng Đông Nam Bộ - Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Bình Thuận có diện tích tự nhiên 7.813 km2, vùng biển thuộc biển Đông tiếp giáp đường hàng hải quốc tế với bờ biển dài 192 km, nằm trên trục cao tốc Bắc – Nam, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28, 28B và tuyến đường sắt quốc gia. Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27°C, lượng mưa trung bình 1.024 mm, độ ẩm tương đối 79%, tổng số giờ nắng trong năm là 2.459 giờ, có số giờ gió và bức xạ nhiệt cao, ổn định.

Định hướng phát triển đến năm 2030 tiếp tục phát triển kinh tế theo cơ cấu công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông lâm thủy sản dựa trên các trụ cột là du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng tái tạo và công nghiệp chế biến gắn với các sản phẩm lợi thế của Bình Thuận. Với đặc thù là một tỉnh còn nhiều khó khăn, trong thời gian đến, tỉnh Bình Thuận luôn quan tâm, tìm kiếm các nguồn lực viện trợ nước ngoài nói chung và nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nói riêng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội và cải thiện ổn định sinh kế cho người dân.

1.1. Diện tích tự nhiên: 7.813 km2.

1.2. Dân số: 1.239.200 người.

1.3. Dân tộc: 

Toàn tỉnh hiện có 35 dân tộc anh em sinh sống, trong đó, có 34 đồng bào dân tộc thiểu số với 23.177 hộ/101.733 khẩu, chiếm trên 8% dân số của tỉnh, gồm dân tộc Chăm 9.041 hộ/39.656 khẩu, dân tộc Raglai 5.198 hộ/21.364 khẩu, dân tộc Cơ Ho 3.618 hộ/15.044 khẩu, dân tộc Chơ Ro 748 hộ/2.825 khẩu, dân tộc Hoa 2.920 hộ/12.250 khẩu, dân tộc Tày 1.430 hộ/5.712 khẩu, dân tộc Nùng 526 hộ/2.358 khẩu, còn lại là các dân tộc khác.

Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh với hình thức cư trú phổ biến là sống xen kẽ. Riêng một số dân tộc sinh sống tập trung ở các thôn, xã thuần như: dân tộc Raglai, Cơ Ho, Chơ Ro (cư trú ở 11 xã thuần và 20 thôn xen ghép thuộc địa bàn vùng cao); dân tộc Chăm cư trú ở 04 xã thuần và 09 thôn xen ghép ở ven trục đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ; dân tộc Tày, Nùng, Hoa sống ở 02 xã thuần và 02 thôn xen ghép ở vùng đồng bằng, núi thấp. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ nghi, lễ hội riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nền văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

1.4. Số đơn vị hành chính: Có 10 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện, và được phân chia thành 127 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 12 thị trấn, 19 phường và 96 xã.

1.5. Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu

2017

2018

2019

Nông lâm thủy sản

28,69%

27,11%

25,63%

Công nghiệp – xây dựng

31,4%

33,61%

35,11%

Dịch vụ

33,54%

33,50%

33,55%

1.6. Cơ cấu dân cư: 

- Thành thị: 487.658 người, chiếm 39,35% dân số toàn tỉnh, trong đó:

+ Nữ: 242.970 người;

+ Nam: 244.688 người.

- Nông thôn: 751.542 người, chiếm 60,55% dân số toàn tỉnh, trong đó:

+ Nữ: 375.646 người;

+ Nam: 375.896 người.

1.7. Cơ cấu lao động: Tổng số lao động hiện nay là 831.540 người.

- Cấu trúc nguồn lao động chia theo độ tuổi:

+ Từ 15 - 17 tuổi: 88.476 người (chiếm tỷ lệ 10,64%).

+ Từ 18 - 19 tuổi: 48.396 người (chiếm tỷ lệ 5,82%).

+ Từ 20 - 29 tuổi: 196.410 người (chiếm tỷ lệ 23,62%).

+ Từ 30 - 39 tuổi: 185.683 người (chiếm tỷ lệ 22,33%).

+ Từ 40 - 49 tuổi: 143.607 người (chiếm tỷ lệ 17,27%).

+ Từ 50 tuổi trở lên: 168.968 người (chiếm tỷ lệ 20,32%).

- Cấu trúc nguồn lao động chia theo giới tính:

+ Nam: 462.087 người (chiếm tỷ lệ 55,57%).

+ Nữ: 369.453 ngưởi (chiếm tỷ lệ 44,43%).

- Cấu trúc nguồn lao động chia theo đơn vị hành chính:

+ Thành thị: 314.239 người (chiếm tỷ lệ 37,79%).

+ Nông thôn: 517.301 người (chiếm tỷ lệ 62,21%).

- Cấu trúc nguồn lao động chia theo ngành nghề:

+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 345.089 người (chiếm tỷ lệ 41,5%).

+ Công nghiệp, xây dựng: 210.380 người (chiếm tỷ lệ 25,3%).

+ Thương mại, dịch vụ: 276.071 người (chiếm tỷ lệ 33,2%).

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo:

- Tỉnh Bình Thuận không có các huyện nằm trong danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 tại Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tỷ lệ hộ nghèo: 1,92%.

- Tỷ lệ hộ cận nghèo: 4,61%.

1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người: 5.175.000 VND/người/tháng.

2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của địa phương giai đoạn 2017-2019:

2.1. Giá trị viện trợ:

Năm

Số tổ chức PCPNN và nhà tài trợ

Số dự án

Giá trị viện trợ giải ngân (USD)

2017

13

16

1.159.844

2018

09

14

818.358

2019

11

15

925.254

2.2. Lĩnh vực viện trợ:

Năm

Lĩnh vực 1

Lĩnh vực 2

Lĩnh vực 3

Lĩnh vực 4

2017

Giải quyết các vấn đề xã hội

(1.048.368 USD)

Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

(60.106 USD)

Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu 

(25.617 USD)

Các lĩnh vực khác

(19.858 USD)

2018

Giải quyết các vấn đề xã hội

(633.963 USD)

Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

(107.984 USD)

Đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

(49.479 USD)

Các lĩnh vực khác

(26.932 USD)

2019

Giải quyết các vấn đề xã hội

(737.360 USD)

Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

(116.630 USD)

Đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

(33.924 USD)

Các lĩnh vực khác

(37.340 USD)

2.3. Địa bàn viện trợ:

- Năm 2017: Các huyện: Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Đức Linh, Tánh Linh, Tuy Phong.

- Năm 2018: Các huyện: Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Tuy Phong và thành phố Phan Thiết.

- Năm 2019: Các huyện: Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Tuy Phong và thành phố Phan Thiết.

2.4. Đối tượng viện trợ: Tập trung chủ yếu vào phụ nữ, trẻ em, hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn.

3. Định hướng ưu tiên viện trợ giai đoạn 2020-2022:

3.1. Lĩnh vực đào đạo, giáo dục nghề nghiệp: Định hướng trong thời gian đến, tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục phát triển kinh tế theo cơ cấu công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông lâm thủy sản dựa trên các trụ cột là du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng tái tạo và công nghiệp chế biến gắn với các sản phẩm lợi thế của Bình Thuận. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ chưa cao, khoảng 13,89%. Do đó, tỉnh Bình Thuận mong muốn tìm kiếm, vận động các dự án, chương trình viện trợ, hỗ trợ trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của lao động của địa phương, cụ thể trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, lắp ráp và dịch vụ. 

3.2. Lĩnh vực y tế: Hiện nay, cơ sở hạ tầng y tế của tỉnh Bình Thuận còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể có 157 cơ sở y tế với 4.243 giường bệnh, số bác sỹ bình quân trên 10.000 dân là 7,2. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng khoảng 8,78%, số người nhiễm HIV được phát hiện bình quân trên 100.000 dân là 6,5. Tỉnh Bình Thuận mong muốn vận động các dự án viện trợ trong lĩnh vực y tế để hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở y tế, đào tạo cán bộ y tế, hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và hỗ trợ xây dựng, nâng cao năng lực cho các trung tâm kiểm soát dịch bệnh.

3.3. Lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiện tại và cứu trợ khẩn cấp: Tỉnh Bình Thuận là một trong các tỉnh Nam Trung Bộ chịu điều kiện khí hậu khắc nghiệt, là vùng nắng nóng, khô hạn nhất cả nước. Địa hình dốc, chênh lệch cao độ rất lớn (trên 1.500 m) giữa vùng núi phía Tây Bắc với vùng đồng bằng ven biển trong đó có thành phố Phan Thiết. Mùa mưa tập trung trong thời gian ngắn từ 03 đến 04 tháng với lượng mưa lớn 1800 mm, chiếm 90% lượng mưa cả năm, do đó thường xuyên gây lũ lụt. Trong khi đó, mùa khô thường kéo dài từ 08 đến 09 tháng, lượng mưa ít chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm gây ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng. Trong 10 năm gần đây, hiện tượng triều cường kết hợp sóng lớn thường xuyên gây sạt lở bờ biển ở phường Đức Long, Lạc Đạo, khu du lịch Đồi Dương - Thương Chánh, phường Hàm Tiến thành phố Phan Thiết làm thiệt hại về nhà cửa, giao thông, suy giảm diện tích đất ven biển. Bên cạnh đó, các biện pháp phòng chống, giảm thiểu rác thải nhựa luôn được quan tâm, chú trọng hàng đầu. Các hiện tượng xói mòn bờ biển và rác thải đại dương đã tác động rất lớn đến đời sống của ngư dân địa phương và hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận. Do vậy, tỉnh Bình Thuận mong muốn tìm kiếm các chương trình hỗ trợ các mô hình nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức cộng đồng về rác thải nhựa; bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên và hỗ trợ xây dựng các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường.

3.4. Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội: Trong những năm qua, các chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội. Nhờ vậy, đời sống sinh kế của người dân, nhận thức pháp luật của các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như phụ nữ, trẻ em được nâng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân sống ở nông thôn của tỉnh Bình Thuận chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 60,55%, việc tiếp cận các thông tin về bảo trợ xã hội và các vấn đề có liên quan còn hạn chế. Do vậy, tỉnh Bình Thuận tiếp tục quan tâm đến các chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội. 

3.5. Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch: Du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận. Tỉnh Bình Thuận đã triển khai tập trung kêu gọi các nguồn lực trong xã hội, bao gồm các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện hóa Quyết định số 1772/QĐ-TTg ngày 18/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tỉnh Bình Thuận mong muốn tìm kiếm các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài nhằm hỗ trợ bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị các di tích lịch sử và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và năng lực quản lý của nhà nước để phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch nông nghiệp và du lịch cộng đồng.

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương:

4.1. Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận:

- Địa chỉ: Số 04 Hải Thượng Lãn Ông, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

- Điện thoại: 0252.3822918;

- Email: ubnd@binhthuan.gov.vntrinhpdk@ubnd.binhthuan.gov.vn 

- Website: binhthuan.gov.vn.

4.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận:

- Địa chỉ: Số 290 Trần Hưng Đạo, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận;

- Điện thoại: 0252.3831890;

- Email: htdt@skhdt.binhthuan.gov.vn;

- Webstie: skhdt.binhthuan.gov.vn.

 

Yên Bái
25/05/2023 1.602 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.700 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.799 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.621 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.707 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.627 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.503 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.625 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.669 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.648 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.471 lượt xem