Bình Phước
19/05/2023 1.754 lượt xem

Thông tin tóm tắt về tỉnh Bình Phước

 

1. Thông tin chung tỉnh Bình Phước:

- Diện tích: 6.876,6 km² .

- Dân số: 994.679 người.

- Dân tộc: 41 dân tộc sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm 19,6% dân số của tỉnh, dân tộc thiểu số chủ yếu là: S’tiêng, Khmer, Tày, Nùng …

- Đơn vị hành chính: Tỉnh có 11 huyện, thị xã, thành phố, cụ thể: 01 thành phố (Đồng Xoài), 02 thị xã ( Bình Long, Phước Long) và 08 huyện ( Bù Đăng, Bù Gia Mập, Bù Đốp, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng).  

- Hộ nghèo: 6.691 hộ nghèo.

- Thu nhập bình quân đầu người: 44,4 triệu đồng/người/năm.

2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của địa phương giai đoạn 2017-2019:

2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019:

Năm 2017: Có 13 dự án PCPNN với tổng số vốn được giải ngân 731.274 USD.

Năm 2018: Có 17 dự án PCPNN với số vốn được giải ngân 729.237 USD.

Năm 2019: Có 19 dự án PCPNN với số vốn được giải ngân 974.819 USD.

2.2. Lĩnh vực viện trợ: (Thống kê 04 dự án lớn)

- Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH): Chương trình thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật, từ nguồn vốn của tổ chức USAID/Mỹ (Năm 2017: 95.750 USD, năm 2018: 236.440 USD , năm 2019: 205.359 USD ).

- Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC): Chương trình hỗ trợ người khuyết tật, từ nguồn vốn của tổ chức USAID/Mỹ (Năm 2017: 85.376 USD, năm 2018: 27.865 USD, kết thúc năm 2018).

- Trung tâm phát triển sức khỏe bền vững (VietHealth) hoạt động từ năm 2018, từ nguồn vốn của tổ chức USAID/Mỹ (Năm 2018: 57.386 USD, năm 2019: 322.548 USD).

- Tổ chức OXFAM/Bỉ: Dự án quỹ tình thương, kinh phí năm 2017: 199.220 USD.

2.3. Địa bàn viện trợ:

- Dự án quỹ tình thương của tổ chức OXFAM/Bỉ được triển khai tại thành phố Đồng Xoài, huyện Đồng Phú và huyện Bù Gia Mập.

- Dự án hỗ trợ người khuyết tật được triển khai hỗ trợ người khuyết tật trên toàn tỉnh.

3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2022:

Đề nghị Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam vận động các tổ chức PCPNN hỗ trợ tỉnh những dự án có liên quan đến công tác xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, phát triển nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa…, trong đó ưu tiên một số dự án:

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải và nước thải sinh hoạt thuộc thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, kinh phí khoảng 05 triệu USD.

- Xây dựng nhà vệ sinh trường học trên địa bàn tỉnh Bình Phước: Nhiều trường học trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa, cần xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo môi trường và sức khỏe, xây dựng 100 nhà về sinh trường học, kinh phí khoảng 01 triệu USD.

- Bảo tồn và phát huy giá trị quần thể công trình kiến trúc thời Pháp tại xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước với kinh phí dự kiến khoảng 05 triệu USD.

4. Nhu cầu viện trợ của các địa phương trong tỉnh:

Trên cơ sở Sở Ngoại vụ gửi các đơn vị địa phương thông tin nhu cầu cần viện trợ PCPNN, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước cần hỗ trợ cụ thể như sau:

Trường học: Hệ thống trường lớp tuy đã quan tâm đầu tư nhưng do học sinh các thôn đồng bào dân tộc thiểu số ở xa trung tâm, số điểm lẻ nhiều nên việc đầu tư chưa được đồng bộ. Cần đầu tư xây dựng 08 phòng học lầu tại trường Tiểu học Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa), 08 phòng lầu trường tiểu học Bù Gia Mập (xã Bù Gia Mập), 01 phòng máy tính tại trường THCS Nguyễn Trãi (xã Đức Hạnh), kinh phí: 14 tỷ đồng. 

Y tế: Khó khăn thiếu nguồn nhân lực trình độ cao nhất là đội ngũ bác sỹ, trưởng một số khoa phòng, trạm y tế xã có trình độ trung cấp, thiếu bác sỹ chuyên khoa để triển khai các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến các lĩnh vực chuẩn đoán hình ảnh, ngoại khoa, sản khoa. Để đảm bảo đạt chỉ tiêu 3 bác sỹ trên 10.000 dân thì cần 27 bác sỹ. Hiện tại toàn Trung tâm Y tế có 20 bác sỹ, đồng thời khi dân số tăng lên và nhu cầu khám chữa bệnh cũng như quy định về số bác sĩ/vạn dân tăng lên. Cần đầu tư chi phí đào tạo bác sĩ để phục vụ tại Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y tế các xã bao gồm: 08 bác sỹ chuyên khoa (thời gian đào tạo 02 năm/ người); 01 bác sỹ liên thông (07 năm/người); 03 bác sỹ chuyên khoa sơ bộ (thời gian đào tạo 01 năm/người), dự kiến nguồn kinh phí: 1,5 tỷ đồng.

Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn:

Khó khăn: Tình hình thời tiết diễn biến khó lường, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, nhất là các cây trồng chủ lực như: Bên cạnh đó, các sản phẩm nông nghiệp khi sản xuất ra chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn; chưa có sự liên kết đầu ra, đầu vào bền vững; sản xuất theo phương thức truyền thống do đó, giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định, có chiều hướng giảm xuống làm ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của người nông dân rất lớn. Cần hỗ trợ thực hiện 08 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tại 08 xã thuộc huyện, dự kiến kinh phí: 2,4 tỷ đồng.

 

+Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội:

 Khó khăn, tồn tại: Hiện nay huyện có khoảng 3.150 người là người cao tuổi, người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thu nhập không ổn định hoặc không có thu nhập cần sự hỗ trợ giúp đỡ và có khoảng 850 hộ khó khăn về nhà ở, không có điều kiện để xây nhà (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo). Cần hỗ trợ kinh phí hàng tháng cho người cao tuổi, người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây nhà cho các đối tượng khó khăn, cụ thể: Hỗ trợ trợ cấp hàng tháng 3.150 x 250.000đ x 24 tháng = 18,9 tỷ đồng, hỗ trợ xây nhà: 870 căn x 80 triệu= 68 tỷ đồng.

Lĩnh vực Văn hóa, thể thao và du lịch:

Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn 36% dân số toàn huyện; đặc biệt là dân tộc thiểu số stieng chiếm hơn 80%  dân số là đồng bào DTTS. Trình độ dân trí còn rất thấp so với mặt bằng chung của huyện và tỉnh. Do tình hình đời sống, sản xuất rất khó khăn nên số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 70% số hộ nghèo toàn huyện, trong đó hộ nghèo chủ yếu là đồng bào S’tiêng. Cần hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng dân tộc thiểu số tại 02 thôn thuộc xã Bù Gia Mập - huyện Bù Gia Mập.

Dự án hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

Khó khăn: Một số thôn, ấp vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện Phú Riềng, Đồng Phú, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng, Hớn Quản tỉnh Bình Phước có khoảng 350 hộ dân chưa có điện thắp sáng và phục vụ cuộc sống hàng ngày. Đây là những hộ chưa có điện hầu hết đều ở vùng đặc biệt khó khăn, bị cô lập về địa hình và nằm xa lưới điện quốc gia. Cần nguồn kinh phí hỗ trợ 4,2 tỷ đồng.

- Dự án xây trường học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước:

Khó khăn: Mặc dù đã đã được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên phòng học và các phòng chức năng còn thiếu nhiều, cần nguồn kinh phí hỗ trợ 191 tỷ đồng, cụ thể:

+ Xây dựng mới trường Tiểu học Tân Hưng B: 17 tỷ đồng.

+ Xây dựng phòng học Trường Tiểu học Đồng Nơ: 10 tỷ đồng.

+ Xây dựng 126 phòng học thuộc khối Tiểu học trên toàn huyện: 45 tỷ đồng.

+ Xây dựng 81 phòng chức năng khối Tiểu học: 31 tỷ đồng.

+ Trang thiết bị khối Tiểu học: 35 tỷ đồng.

+ Xây dựng 40 phòng bộ môn khối Trung học cơ sở trên toàn huyện: 15 tỷ đồng.

+ Xây dựng 13 nhà đa năng: 18 tỷ đồng.

+ Trang thiết bị khối Trung học cơ sở: 20 tỷ đồng.

5. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương:

5.1. Cơ quan đầu mối về vận động viện trợ PCPNN:

Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Bình Phước, địa chỉ tại Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước.

5.2. Cơ quan đầu mối về hoạt động của các tổ chức PCPNN:

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước.

- Địa chỉ: Số 739, quốc lộ 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

- Điện thoại: 02713886227.

- Email: ngoaivubinhphuoc@gmail.com

Yên Bái
25/05/2023 1.521 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.599 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.660 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.576 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.603 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.549 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.473 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.529 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.590 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.553 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.447 lượt xem