Bến Tre
19/05/2023 1.702 lượt xem

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỈNH BẾN TRE

 

1. Thông tin chung:

1.1. Diện tích: khoảng 2.360km2

1.2. Dân số: gần 1,29 triệu người

1.3. Dân tộc: chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 99,67%

1.4. Số đơn vị hành chính: 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Bến Tre và 08 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Chợ Lách; trong đó, Thành phố Bến Tre là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh.

1.5. Cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế trên từng khu vực đến cuối năm 2019 là: Khu vực I 32,3%, Khu vực II 18,83%, Khu vực III 45,82%; đóng góp chủ yếu vào GRDP của tỉnh là lĩnh vực kinh tế nông nghiệp - thủy sản và thương mại - dịch vụ

1.6. Cơ cấu dân cư: dân số thành thị là 126.362 người

1.7. Cơ cấu lao động: chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực Nông - lâm - ngư nghiệp và tăng lao động trong khu vực Công nghiệp - xây dựng và Dịch vụ (Khu vực I: 47,5%, Khu vực: II 24%, Khu vực III: 28,5%).

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo: Theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bến Tre không có huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020. Theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2019 là 5,3% và hộ cận nghèo là 4,13%. Công tác giảm nghèo vẫn còn khó khăn và đang nhận trợ cấp ngân sách từ Trung ương, vì vậy không có đủ nguồn lực để hỗ trợ thêm cho công tác giảm nghèo.

1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người: GRDP bình quân/người/năm 2019 đạt 38,9 triệu đồng.

2. Tình hình vận động viện trợ PCPNN của tỉnh giai đoạn 2017-2019

2.1 Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019

Năm

Số tổ chức hoạt động

Số dự án (không tính phi dự án)

Giá trị giải ngân (USD)

TCPCPNN

Nhà tài trợ khác

2017

27

16

29

2.785.785

2018

25

14

35

2.645.618

2019

27

17

25

1.802.690

Nhờ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về hội nhập quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức PCPNN, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn viện trợ… đã góp phần duy trì được số lượng tổ chức PCPNN viện trợ tại tỉnh. Mặc dù số lượng tổ chức PCPNN không thay đổi nhiều nhưng giá trị viện trợ giảm do trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển tốt và trở thành nước có thu nhập trung bình khá nên các tổ chức PCPNN có xu hướng chuyển viện trợ sang các nước có thu nhập thấp tại Châu Á cũng như hướng mạnh vào các nước Châu Phi; mặt khác, một số dự án quy mô lớn tại tỉnh đã kết thúc nhưng chưa thu hút được nhà tài trợ mới có giá trị tài trợ lớn.

2.2 Lĩnh vực viện trợ

Các chương trình, dự án viện trợ PCPNN chủ yếu tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, xây dựng hạ tầng y tế, giải quyết vấn đề tài nguyên môi trường. Cụ thể là hỗ trợ tín dụng phát triển sản xuất cho các đối tượng khó khăn, phụ nữ nghèo, mổ hở môi, hàm ếch, phụ nữ và trẻ em khuyết tật; hỗ trợ cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo; xây dựng mô hình phát triển cộng đồng giúp nông dân nghèo phát triển kinh tế hộ; hỗ trợ phát triển đàn bò sữa (mô hình chăn nuôi mới trên địa bàn tỉnh); hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường; hỗ trợ người dân và cán bộ cơ sở vùng ven biển nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng nhà tình thương, khám chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ trẻ mồ côi, trẻ em nghèo, trẻ khuyết tật và nhiều hoạt động từ thiện xã hội khác...

Đơn vị tính: USD

Năm

Lĩnh vực 1

Lĩnh vực 2

Lĩnh vực 3

Các lĩnh vực khác

2017

Tài nguyên Môi trường (994.297)

Phát triển kinh tế xã hội (834.806)

Y tế (455.202)

966.133 

2018

Y tế (1.357.019)

Phát triển kinh tế xã hội (1.351.840)

Giáo dục (165.136)

565.617 

2019

Phát triển kinh tế xã hội (1.906.102)

Giáo dục (729.702)

Y tế (526.629)

794.658

2.3 Địa bàn viện trợ

Tập trung triển khai tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng bãi ngang ven biển và vùng chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu và nước biển dâng (chủ yếu ở huyện Ba Tri và Bình Đại).

2.4 Đối tượng hưởng lợi

Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo (nhất là phụ nữ), người khuyết tật, trẻ em...

3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2022

3.1 Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

a) Thực trạng:

Sản xuất nông nghiệp từng bước được chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ hơn. Các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản được thực hiện đúng quy hoạch theo hướng năng suất, chất lượng, sạch, an toàn và từng lúc ứng dụng công nghệ cao; nhiều sản phẩm nông nghiệp được hình thành và phát triển đa dạng, bước đầu hình thành mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp. Công tác quản lý mùa vụ, quy hoạch, quản lý giống thủy sản được các ngành, các cơ quan liên quan và địa phương quan tâm phối hợp thực hiện thường xuyên nên ngày càng phát huy được hiệu quả. Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư. Trong quá trình triển khai các công trình xây dựng cơ bản, thường xuyên phối hợp kiểm tra, tổ chức họp tiến độ để kịp thời xử lý giải quyết các khó khăn vướng mắc. Tích cực phối hợp địa phương cũng như các ngành có liên quan giải quyết khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, thường xuyên gặp rủi ro do dịch hại, dịch bệnh và thời tiết cực đoan; sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ; tư duy “sản xuất nông nghiệp” và tư duy “kinh tế nông nghiệp” của người dân và cán bộ còn mờ nhạt; vật tư phục vụ sản xuất đa dạng về chủng loại nhưng chất lượng, giá cả chưa đảm bảo đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng của người dân; nhiều chính sách hỗ trợ, tuyên truyền, vận động, đề cao vai trò chủ thể cho nông dân, THT, HTX, doanh nghiệp… chỉ dừng lại ở cấp huyện, xã, chưa tiếp cận nhiều đến nông dân; năng lực, hiệu quả hoạt động của một số THT, HTX chuyển biến chậm do nông dân chưa nhận thức đúng đắn và chưa thật sự tự nguyện tham gia, nhất là tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị; doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là DNNVV nên chưa đủ năng lực và điều kiện để đóng vai trò hạt nhân trong vận hành chuỗi giá trị; phân khúc chuỗi giá trị vẫn còn rời rạc, chưa hình thành và vận hành theo chuỗi giá trị bền vững; các HTX chưa có hạ tầng sơ chế, chế biến, chỉ làm dịch vụ trung gian; chưa có đủ tài sản để thế chấp vay vốn từ các ngân hàng nhằm có đủ tài chính thực hiện đầu tư hạ tầng cơ bản như nhà xưởng, máy móc, kho bãi,… Ngoài ra, nhận thức của nông dân về liên kết bước đầu đã hình thành, nhưng tư duy làm kinh tế nông nghiệp thay cho tư duy sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

b) Nội dung ưu tiên vận động:

Nội dung ưu tiên 1: Hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh

i) Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sử dụng phân hữu cơ vi sinh thích ứng điều kiện nhiễm mặn và biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre.

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí khoảng 01 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động: 1) Phân lập các dòng nấm đối kháng và lợi khuẩn có khả năng phát triển trong điều kiện mặn để xử lý rác thải phế phẩm nông nghiệp; 2) Xây dựng mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh qui mô hộ gia đình; 3) Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ sử dụng Phân hữu cơ vi sinh thích ứng điều kiện nhiễm mặn và biến đổi khí hậu; 4) Xây dựng mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh qui mô hộ gia đình; 5) Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ sử dụng phân hữu cơ vi sinh thích ứng điều kiện nhiễm mặn và biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre.

Địa bàn ưu tiên: Các xã ven biển huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

Đối tượng ưu tiên: Các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp quan tâm đến mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh.

ii) Xây dựng chuỗi giá trị dừa hữu cơ

Bến Tre hiện có 72.289 ha diện tích trồng dừa với sản lượng 615.473 tấn/năm. Do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, phù sa từ các hệ thống sông ngòi đã làm cho dừa của ĐBSCL nói chung và của Bến Tre nói riêng có chất lượng tốt, cơm dày, hàm lượng dầu cao. Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nhu cầu sản phẩm chất lượng của thị trường, việc “Xây dựng chuỗi giá trị dừa hữu cơ” là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Trong đó, canh tác dừa hữu cơ sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cây dừa thích ứng tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu; đồng thời góp phần tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm dừa (được chứng nhận hữu cơ) trên thị trường xuất khẩu

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng để xây dựng chuỗi giá trị cho các THT, HTX, nông dân trồng dừa hữu cơ.

- Địa bàn ưu tiên: 5 huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú, Bình Đại và Giồng Trôm tỉnh Bến Tre.

- Đối tượng ưu tiên: Các THT, HTX và nông dân trồng dừa đăng ký tham gia sản xuất dừa hữu cơ.

iii) Xây dựng chuỗi giá trị bưởi da xanh hữu cơ

Tỉnh Bến Tre được hình thành bởi 3 dãy cù lao nằm ở cuối nguồn của sông Me Kong, là vùng đất có nhiều sản phẩm đa dạng như dừa và các loại cây ăn trái đặc sản. Với 8.749 ha Bưởi da xanh, sản lượng 66.428 tấn/năm; đây là cây ăn trái được xác định có thế mạnh của tỉnh. Bưởi da xanh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Bưởi da xanh Bến Tre”. Hiện tỉnh đang hướng dẫn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký sử dụng trong sản xuất, kinh doanh để phát huy lợi thế của chỉ dẫn địa lý. Để thực hiện chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi hữu cơ sẽ góp phần làm tăng giá trị của ngành trồng bưởi da xanh. Vì vậy, rất cần một nguồn vốn hỗ trợ để thúc đẩy các doanh nghiệp và nhóm nông dân tham gia sản xuất và tiêu thụ bưởi hữu cơ góp phần nâng cao hơn nữa giá trị trong sản xuất Bưởi da xanh của Bến Tre.

  • Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng xây dựng chuỗi giá trị cho các THT, HTX, nông dân trồng Bưởi da xanh hữu cơ.
  • Địa bàn ưu tiên: Các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Bình Đại và Thành phố Bến Tre tỉnh Bến Tre.
  • Đối tượng ưu tiên: Các THT, HTX và nông dân trồng dừa đăng ký tham gia sản xuất dừa hữu cơ.

iv) Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao (nuôi 2 giai đoạn, ứng dụng công nghệ cao)

  • Ngành thủy sản nói chung của Bến Tre trong những năm qua có bước phát triển khá tốt, đóng góp rất quan trọng đối với kinh tế của tỉnh, đặc biệt là nghề nuôi tôm biển (trong đó nuôi tôm thâm canh mật độ cao, nuôi 2 giai đoạn khoảng 800 ha năm 2019). Các tổ chức, cá nhân nuôi tôm biển thâm canh đã từng bước chuyển dần từ hình thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang tập trung, quy mô lớn, sản xuất sạch, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình, hình thức sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, hạn chế nhất định, như: dịch bệnh trên tôm biển nuôi còn xảy ra nhiều, quản lý chất thải... đặc biệt là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Mặc khác, do điều kiện tự nhiên, đất đai để phát triển nuôi thủy sản có giới hạn, không thể tăng thêm được.
  • Kiến nghị: Theo Chương trình phát triển thủy sản của tỉnh đến năm 2025, diện tích nuôi tôm theo hướng công nghệ cao đạt 3.700 ha. Vì vậy muốn tăng sản lượng nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng theo chỉ tiêu đề ra thì việc đầu tư khoa học công nghệ để nâng năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường thì hình thức nuôi tôm thâm canh mật độ cao, nuôi 2 giai đoạn, ứng dụng công nghệ cao... là hình thức nuôi đáp ứng được yêu cầu và cần thực hiện trong thời gian tới. Do đó, đề nghị hỗ trợ nguồn kinh phí khoảng 15 tỷ đồng để thực hiện nội dung này.
  • Địa bàn ưu tiên: Huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.
  • Đối tượng ưu tiên: Các THT, HTX, tổ chức, cá nhân nuôi tôm thẻ chân trắng.

Nội dung ưu tiên 2: Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, chế biến sản phẩm và nâng cao năng lực cho hợp tác xã

  • Thực trạng: Đã đề cập ở phân thông tin chung.
  • Kiến nghị: Hỗ trợ kết cấu hạ tầng, chế biến và kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho HTX; nâng cao năng lực quản lý điều hành cho các HTX điểm của tỉnh.
  • Địa bàn hoạt động: Các huyện: Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Bình Đại, Chợ Lách và thành phố Bến Tre.
  • Đối tượng ưu tiên: Các hợp tác xã nông nghiệp.

3.2 Lĩnh vực y tế

a) Thực trạng: 

- Tổng số cơ sở y tế trong tỉnh: 195

+ Số cơ sở y tế tuyến tỉnh: 12 

+ Số cơ sở y tế huyện, thành phố: 18 (trong đó: 09 TTYT trực thuộc Sở Y tế và 09 phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc Trung tâm Y tế huyện)

+ Số cơ sở y tế xã, phường, thị trấn: 157

+ Số cơ sở y tế tư nhân (có giường bệnh): 01 (BVĐK Minh Đức) 

104 sở y tế tư nhân:  01 cơ sở

- Tổng số cơ sở khám, chữa bệnh có giường bệnh: 185/4.380 giường (trong đó 09 Phòng khám đa khoa khu vực lồng ghép Trạm y tế xã)  

- Giường bệnh/vạn dân (không tính giường của Trạm y tế xã): 31,71 

- Số Trạm Y tế xã có bác sĩ phục vụ: 147/147 

- Bác sĩ/vạn dân (tính toàn tỉnh): 8,98  

- 100% Trạm Y tế có Y sĩ sản nhi hoặc Nữ hộ sinh 

- 93% Trạm y tế có cán bộ Y học cổ truyền 

- 100% xã có nhân viên y tế hoạt động

- 96% số ấp có nhân viên y tế hoạt động

- 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020 

- 100% Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất

b) Nội dung ưu tiên:

Nội dung ưu tiên 1: Đào tạo cán bộ y tế 

- Thực trạng: Trong các năm qua, ngành y tế của tỉnh không ngừng tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cụ thể:

+ Đối với đào tạo sau đại học: Tăng cường cử cán bộ đi đào tạo tại các cơ sở, đồng thời chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo đào tạo tại tỉnh các lớp chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 cho cán bộ của ngành.

 + Đối với đào tạo bậc đại học: Đẩy mạnh việc cử cán bộ có trình độ trung cấp tại các đơn vị đào tạo liên thông lên trình độ đại học, đồng thời tăng cường đào tạo theo địa chỉ sử dụng đối với học sinh phổ thông.

 + Đối với bồi dưỡng, cập nhật kiết thức chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên ngành, lĩnh vực chuyên sâu nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ ngành y tế tiếp cận được khoa học kỹ thuật mới trong chuẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên, nguồn ngân sách của tỉnh cũng như kinh phí của các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh còn đang gặp nhiều khó khăn.

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí để đào tạo 

+ Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho 568 công chức, viên chức. 

+ Đào tạo trình độ đại học cho 205 công chức, viên chức và học sinh.

+ Đào tạo sau đại học cho 132 công chức, viên chức.

- Địa chỉ ưu tiên: Các đơn vị trực thuộc ngành.

- Đối tượng ưu tiên: Cán bộ y tế toàn ngành và học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Nội dung ưu tiên 2: Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế - Dân số (cụ thể là tiêm chủng mở rộng): 

  • Thực trạng: Theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Quy định về hoạt động tiêm chủng và Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 16/01/2018 của Bộ Y tế Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP, trong đó tại khoản b, điều 8 quy định về hoạt động tiêm chủng nêu rõ: Việc vận chuyển vắc xin từ kho bảo quản đến buổi tiêm chủng phải được thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vắc xin; vắc xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ khi sản xuất tới khi sử dụng và ở nhiệt độ phù hợp đối với từng loại vắc xin theo yêu cầu của nhà sản xuất trong hồ sơ đăng ký lưu hành với Bộ Y tế. Thực hiện việc theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin hằng ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng bắt đầu ngày làm việc và buổi chiều trước khi kết thúc ngày làm việc. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của tỉnh chưa được trang bị xe chuyên dụng để vận chuyển vắc xin chương trình tiêm chủng mở rộng hàng tháng cho các đơn vị trong tỉnh (chỉ được thực hiện bằng xe ô tô và vắc xin được bảo quản trong hòm lạnh).
  • Kiến nghị: Hỗ trợ 01 xe lạnh chuyên dụng (dùng vận chuyển vắc xin).

- Địa bàn ưu tiên: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các Trung tâm Y tế huyện, thành phố thuộc địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Đối tượng ưu tiên: Tất cả các đối tượng thuộc dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia qui định.

Nội dung ưu tiên 3: Dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số

  • Thực trạng: Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những giải pháp tài chính bền vững trong chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đối với người nhiễm HIV/AIDS, BHYT càng trở nên quan trọng vì người nhiễm có nguy cơ ốm đau nhiều hơn người bình thường, hơn nữa việc điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV là liên tục và suốt đời. Trong giai đoạn từ năm 2015 trở về trước, 95% kinh phí mua thuốc ARV ở Việt Nam là do các tổ chức quốc tề tài trợ, vì vậy hầu như 100% bệnh nhân HIV/AIDS điều trị được hoàn toàn miễn phí thuốc ARV và một số thuốc nhiễm trùng cơ hội khác. Tuy nhiên, nguồn viện trợ thuốc ARV từ các tổ chức quốc tế cho Việt Nam bị cắt giảm 40% trong năm 2017 và chấm dứt hoàn toàn vào năm 2018. Trong thời gian tới thuốc ARV sẽ không còn được cấp miễn phí, tiền thuốc ARV cũng như các chi phí khám và điều trị bệnh liên quan đến HIV/AIDS sẽ được chi trả qua BHYT. Nếu không tham gia BHYT, người nhiễm HIV/AIDS sẽ phải chi trả toàn bộ các chi phí khám điều trị bao gồm cả tiền thuốc ARV và các chi phí xét nghiệm… Đó sẽ là gánh nặng vô cùng lớn với người nhiễm HIV vì theo ước tính, một bệnh khi điều trị ARV phải chi trả hàng chục triệu đồng/năm cho tiền thuốc, tiền xét nghiệm, chưa kể nếu phải điều trị bằng phác đồ cao hơn hoặc mắc các bệnh khác. Tại Bến Tre, tính đến ngày 31/12/2019 số bệnh nhân đang được điều trị ARV toàn tỉnh trên 1.436 người tại BV Nguyễn đình Chiểu. Năm 2019 số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tỉnh chưa được làm xét nghiệm tế bào CD4 và xét nghiệm tải lượng vi rút HIV đây là tiêu chuẩn để theo dõi đánh giá đáp ứng điều trị, kháng thuốc ARV và cũng một trong các chỉ tiêu thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí mua thuốc ARV điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.

Địa bàn ưu tiên: Huyện, thành phố thuộc tỉnh Bến Tre.

- Đối tượng ưu: Tất cả bệnh nhân HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

3.3 Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

a) Thực trạng:

  • Cơ sở vật chất (CSVC): Tuy được Nhà nước và các Chương trình/dự án đầu tư về CSVC nhưng do nguồn lực còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện chương trình học và các nhu cầu phục vụ học tập khác của các trường học. Phần lớn các cơ sở giáo dục phổ thông mới chỉ có các phòng học thông thường, các công trình thuộc khối phục vụ học tập còn thiếu rất nhiều.
  • Trang thiết bị: Mức độ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học hiện rất thấp.
  • Tất cả giáo viên chưa được tiếp cận với chương trình sách giáo khoa mới nên cần hỗ trợ đào tạo giáo viên cho các trường phổ thông để đáp ứng được nhu cầu.

b) Nội dung ưu tiên:

Nội dung ưu tiên 1: Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục:

Thực trạng:

+ Số phòng học kiên cố: 4.246/5972, tỷ lệ 71,1%.

+ Số phòng học bán kiên cố, xuống cấp: 1.665 phòng, tỷ lệ 27,9%

+ Số phòng học tạm, mượn: 63 phòng, tỷ lệ 1%.

- Giai đoạn 2020-2022, nhu cầu xây mới là 1.174 phòng học, dự kiến ngân sách sẽ bố trí được khoảng 80% là 939 phòng. Nhu cầu sửa chữa là 500 phòng, địa phương tự cân đối được khoảng 400 phòng học.

- Kiến nghị

+ Số phòng học cần xây mới: 235 phòng.

+ Số phòng học cần tu sửa: 100 phòng.

Địa bàn ưu tiên: 3 huyện vùng biển (Ba tri, Bình Đại, Thạnh Phú).

Đối tượng ưu tiên: Học sinh tiểu học, trung học cơ sở.

Nội dung ưu tiên 2: Bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu

- Thực trạng:

+ Thiết bị dạy học tối thiểu: Cấp tiểu học: 966 bộ/3.220 lớp, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu; Cấp THCS: 712 bộ/2.034 lớp, đáp ứng khoảng 35% nhu cầu; Cấp THPT: 347 bộ/ 771 lớp, đáp ứng khoảng 45% nhu cầu.

+ Thiết bị phòng học bộ môn theo Quyết định 37/2008/QĐ-BGDĐT chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu.

+ Bàn ghế học sinh các cấp học (loại 2 chỗ ngồi) đạt 68% nhu cầu tối thiểu.

+ Thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin: Đa số các phòng máy vi tính phục vụ cho việc dạy tin học nhưng đã quá hạn hoặc hư hỏng nhiều. Trong tổng số 443 phòng máy có 60% đã quá hạn và hư hỏng, không sử dụng được (3,8% hư hỏng hoàn toàn, 38,6% hư hỏng 50%, 17,6% hư hỏng 30%).

- Giai đoạn 2020-2022, nhu cầu mua sắm thiết bị là 2.021 tỷ đồng, dự kiến ngân sách sẽ bố trí được khoảng 80% là 1.617 tỷ đồng.

Kiến nghị: Hỗ trợ thêm kinh phí mua sắm thiết bị khoảng 404 tỷ đồng.

- Địa bàn ưu tiên: 3 huyện vùng biển  (Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú).

- Đối tượng ưu tiên: Học sinh tiểu học, trung học cơ sở.

Nội dung ưu tiên 3: Hỗ trợ đào tạo giáo viên

Thực trạng: Đa số giáo viên phổ thông chưa được bồi dưỡng để thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội.

- Giai đoạn 2020-2022, nhu cầu bồi dưỡng giáo viên là 20 tỷ đồng, dự kiến ngân sách sẽ bố trí được khoảng 80% là 16 tỷ đồng.

Kiến nghị: Hỗ trợ thêm kinh phí khoảng 04 tỷ đồng.

Đối tượng ưu tiên: Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở.

Địa bàn ưu tiên : 03 huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.

3.4 Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội

- Thông tin chung về lĩnh vực: Thực trạng hộ nghèo cuối năm 2019, toàn tỉnh có 18.185 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,59% so với tổng số hộ dân của tỉnh và 16.367 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 4,13%. Đa số hộ nghèo tập trung ở khu vực nông thôn với 17.174 hộ nghèo, tỷ lệ 4,79%, hộ cận nghèo 15.545 hộ, tỷ lệ 4,33%; khu vực thành thị có 1.011 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,71% so với tổng số hộ nghèo; hộ cận nghèo 822 hộ, tỷ lệ 2,2%. Toàn tỉnh có 84.696 thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó 7.176 hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về nhà ở; 9.776 hộ nghèo, hộ cận nghèo có nguồn nước sinh hoạt chưa hợp vệ sinh và 12.366 hộ nghèo, cận nghèo có hố xí, nhà tiêu chưa hợp vệ sinh. 

- Nội dung ưu tiên: Ưu tiên 03 nội dung cần vận động viện trợ, gồm: xây dựng nhà tình thương; hỗ trợ dụng cụ chứa nước ngọt; hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cụ thể như sau: 

STT

Nội dung hoạt động

ĐVT

Tổng số

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Kinh phí

(tr.đồng/hộ)

1

Xây dựng nhà tình thương

Hộ

7.176

5.114

2.602

50

2

Dụng cụ chứa nước

Hộ

9.776

6.173

3.603

10

3

Hỗ trợ nhà vệ sinh

Hộ

12.366

8.433

3.933

10

Tổng cộng

 

29.318

19.720

10.138

 

- Địa bàn ưu tiên: Các huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

3.5 Lĩnh vực Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp

a) Thực trạng:

  • Về môi trường - rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt nói chung và rác thải sinh hoạt vùng nông thôn nói riêng là một trong những nội dung bảo vệ môi trường trọng tâm của tỉnh. Theo thống kê đến tháng 7/2018, 117/147 xã nông thôn của tỉnh đã có tuyến đường và dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành “Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre” (Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 03/02/2020), Kế hoạch hành động về giải quyết rác thải nhựa tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện có 09 bãi chôn lấp rác tập trung với diện tích trung bình từ 1-2 ha, không có bãi chôn lấp hợp vệ sinh và hiện tại các bãi rác đều quá tải, gây ô nhiễm. Ngoài các bãi chôn lấp rác tập trung của các huyện, khoảng 54 bãi rác tập trung ở khu vực các xã và bãi rác tự phát của người dân chưa được thống kê, các bãi rác này hầu như không có biện pháp xử lý rác thải nên là nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí và phát sinh khí gây hiệu ứng nhà kính (CH­­4­, CO­2). Công tác phân loại rác thải tại nguồn chưa được thực hiện trên địa bàn tỉnh; thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn.
  • Về biến đổi khí hậu (BĐKH): Theo thực tế tác động trong thời gian qua và kịch bản BĐKH và nước biển dâng Việt Nam thì Bến Tre là một trong những tỉnh chịu tác động mạnh ở ĐBSCL. Thực tế trong khoảng 10 năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao; mưa trái mùa, bão xuất hiện, tác động nhiều hơn và diễn biến khó lường; triều cường với đỉnh triều ở mức cao gây tràn, sạt lở các tuyến đê bao. Đặc biệt là tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân do khô hạn kéo dài và nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào nội đồng. Giai đoạn cuối năm 2015 đến đầu năm 2016 nồng độ mặn 4‰ đã xâm nhập cách các cửa sông từ 60 km và nồng độ mặn 1‰ xâm nhập 162/164 xã, phường, thị trấn; giai đoạn cuối năm 2019 đến gần giữa năm 2020, độ mặn > 4‰ xâm nhập cách các cửa sông khoảng 53-68km, đến xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách, độ mặn > 1‰ bao trùm toàn tỉnh. Tỉnh Bến Tre xác định vai trò trung tâm, chiến lược của ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội để trở thành “Điểm đến xanh, Địa phương đáng sống”, Bến Tre đã và đang triển khai nhiều công trình cống, đập ứng phó xâm nhập mặn, kế hoạch đến năm 2023 hệ thống công trình thủy lợi hoàn thành khép kín trên các nhành sông chính của tỉnh. Nguồn lực cho các giải pháp mềm thích ứng BĐKH hạn chế so với các giải pháp công trình.

b) Nội dung đề xuất:

Nội dung ưu tiên 1: Hỗ trợ cung cấp nước sạch tại huyện Thạnh Phú

  • Thực trạng: Trước tình hình mặn diễn ra gay gắt, nhiều nhà máy nước nông thôn đã được trang bị hệ thống lọc mặn RO để thực hiện cung cấp nước ngọt cho người dân phục vụ ăn uống, trong đó tại Thạnh Phú được trang bị tại 03 nhà máy nước: Phú Khánh, Hòa Lợi, Thạnh Phú. Các hệ thống lọc mặn này đều phải sử dụng điện lưới quốc gia để vận hành, tuy nhiên nguồn điện lưới quốc gia tại nông thôn rất thất thường, hay bị mất điện (nhất là vào mùa khô). Trong trường hợp này, các hệ thống lọc mặn RO không thể hoạt động làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác ứng phó với hạn mặn, đặc biệt trong điều kiện hạn hán xâm nhập mặn đã và đang diễn ra khó lường như hiện nay. Ngoài ra, tại một số vùng nông thôn tại huyện Thạnh Phú, rất nhiều hộ dân ở vùng sâu, vùng xa như xã Thạnh Phong, Thạnh Hải, Giao Thạnh, An Nhơn, An Điền chưa được tiếp cận với nguồn nước máy. Khi xâm nhập mặn xảy ra, họ không có điều kiện mua nước ngọt và bắt buộc phải sử dụng nước sông bị nhiễm mặn. Việc có nước sạch sử dụng là một giải pháp quan trọng để giúp người dân giảm nhẹ trước tác động của thiên tai. Do vậy việc đầu tư tuyến ống cung cấp nước sạch tại các xã trên là rất cần thiết.
  • Kiến nghị: Hỗ trợ nguồn kinh phi khoảng 12,2 tỷ đồng để hỗ trợ cac hoạt động: i) Sử dụng điện năng lượng mặt trời trong cấp nước sạch nông thôn; ii) Nâng cấp, đầu tư tuyến ống, phát triển hạ tầng công trình nước sạch.
  • Địa bàn ưu tiên: 08 xã: Phú Khánh, Hòa Lợi, Thạnh Phong, Thạnh Hải, Giao Thạnh, An Nhơn, An Điền, thị trấn Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú.
  • Đối tượng ưu tiên: Các cơ sở công cộng, dịch vụ công ích, những hộ dân dễ bị tổn thương (hộ nghèo, cận nghèo...) trên địa bàn huyện Thạnh Phú là những đối tượng được tạo điều kiện để tiếp cận.

Nội dung ưu tiên 2: Phát triển bền vững xã Hưng Phong (Cồn Ốc) thích ứng biến đổi khí hậu

  • Thực trạng: Xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong thời gian 20 gần đây, người dân địa phương thường xuyên đối mặt với triều cường gây ngập và xâm nhập mặn với xu hướng ngày càng gia tăng. Tỉnh sẽ áp dụng các giải pháp công trình chống ngập, thoát nước và trữ nước ngọt, kết hợp đồng thời các giải pháp phi công trình (sinh kế, cải thiện canh tác,...) để giúp nhân dân ứng phó. Dự án như là mô hình thí điểm để nhân rộng cho các địa phương có điều kiện tương tự.
  • Kiến nghị: Hỗ trợ 46 tỷ đồng để triển khai xây dựng xã Hưng Phong (Cồn Ốc) thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
  • Địa bàn ưu tiên: Huyện Giồng Trôm.
  • Đối tượng ưu tiên: Người dân sống tại cồn ốc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm.

Nội dung ưu tiên 3: Xây dựng và triển khai dự án phân loại rác thải tại nguồn tỉnh Bến Tre

  • Kiến nghị: Hỗ trợ 46 tỷ đồng; thực hiện khảo sát đánh giá lập dự án, triển khai dự án: hướng dẫn phân loại rác tại nguồn, hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện vận chuyển phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác tại nguồn,...; nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường; giải quyết ô nhiễm môi trường về rác thải.
  • Địa bàn ưu tiên: Các huyện trong tỉnh.
  • Đối tượng ưu tiên: Các hộ dân.

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương: Theo quy định tại Quyết định 01/2016/QĐ-UBND ngày 11/01/2016 của UBND tỉnh Bến Tre.

4.1 Cơ quan đầu mối về vận động viện trợ PCPNN 

- Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh Bến Tre.

- Địa chỉ: 11A, Ngô Quyền, Phường An Hội, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

- Điện thoại: 02753 511 756

- Email: lienhiephuunghibt@gmail.com

4.2 Cơ quan đầu mối về hoạt động của các tổ chức PCPNN

- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Phòng Ngoại vụ).

- Địa chỉ: Số 07, Cách Mạng Tháng 8, Phường An Hội, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

- Điện thoại: 02753 822 116

- Email:

Yên Bái
25/05/2023 1.602 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.700 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.798 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.620 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.707 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.627 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.502 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.625 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.669 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.647 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.471 lượt xem