Bắc Ninh
19/05/2023 1.659 lượt xem

Thông tin tóm tắt về tỉnh Bắc Ninh

 

1. Thông tin chung:

1.1. Diện tích: 822,71 km2

1.2. Dân số: 1.368.840 người (01/4/2019)

1.3. Dân tộc: Chủ yếu là người Kinh

1.4. Số đơn vị hành chính: Tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện

1.5. Cơ cấu kinh tế: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,72%; dịch vụ chiếm 21,64%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 2,64% (năm 2019)

1.6. Cơ cấu dân cư: khu vực thành thị 376.418 người, chiếm 27.5% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 992.422 người, chiếm 72,5%

1.7. Cơ cấu lao động: ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: 16%, công nghiệp và xây dựng: 51,7%, dịch vụ: 32,3% (năm 2019)

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo: 1,27% (cuối năm 2019)

1.9. GRDP bình quân đầu người: 6.163 USD (năm 2019)

 

2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của địa phương giai đoạn  2017 - 2019

2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019:

Năm

Số tổ chức PCPNN và nhà tài trợ

Số dự án

Giá trị viện trợ                 giải ngân (USD)

2017

9

9

232.253

2018

27

16

855.629

2019

24

9

539.923

 

2.2. Lĩnh vực viện trợ:

Năm

Lĩnh vực 1

Lĩnh vực 2

Lĩnh vực 3

Các lĩnh vực khác

2017

Giáo dục -            Đào tạo

Phát triển kinh tế - Xã hội

Giải quyết các vấn đề          xã hội

 

2018

Giáo dục -              Đào tạo

Phát triển kinh tế - Xã hội

Giải quyết các vấn đề            xã hội

 

2019

Giáo dục -

Đào tạo

Phát triển kinh tế - Xã hội

Giải quyết các vấn đề             xã hội

 

 

2.3. Địa bàn viện trợ:

Năm

Giáo dục -                  Đào tạo

Giải quyết các            vấn đề xã hội

Phát triển               kinh tế - Xã hội

Các lĩnh vực khác

2017

Huyện Tiên Du, huyện Thuận Thành, huyện Yên Phong 

Huyện Quế Võ

Huyện Tiên Du, huyện Quế Võ, huyện Yên Phong

 

2018

Huyện Tiên Du, huyện Thuận Thành, huyện Yên Phong

Huyện Quế Võ

Huyện Tiên Du, huyện Quế Võ, huyện Yên Phong

 

2019

Huyện Tiên Du, huyện Thuận Thành, huyện Yên Phong

Huyện Quế Võ

Huyện Tiên Du, huyện Quế Võ, huyện Yên Phong

 

 

2.4. Đối tượng viện trợ:

Năm

Giáo dục -              Đào tạo

Giải quyết các              vấn đề xã hội

Phát triển              kinh tế - Xã hội

Các lĩnh vực khác

2017

Trẻ em

Trẻ em/                     người khuyết tật/phụ nữ

người nông dân/ trẻ em/người lao động

 

2018

Trẻ em

Trẻ em/                       người cao tuổi/ phụ nữ

người nông dân/ trẻ em/người lao động

 

2019

Trẻ em

Trẻ em/                       người cao tuổi/ phụ nữ

người nông dân/ trẻ em/người lao động

 

 

3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020 - 2022

Bốn lĩnh vực ưu tiên của tỉnh để vận động phi chính phủ nước ngoài gồm: Bảo vệ môi trường; Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành công nghiệp phụ trợ; Nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn lao động quốc tế cho người lao động; Đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp. 

3.1 Lĩnh vực Bảo vệ môi trường:

3.1.1 Thực trạng

Toàn tỉnh có 120 làng nghề, trong đó 62 làng nghề truyền thống. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất trực tiếp trong các làng nghề chưa đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, không có các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường theo quy định, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Nước thải của các cơ sở sản xuất cơ bản đều không được xử lý, thải thẳng vào hệ thống thuỷ nông. Đặc biệt, tại làng nghề giấy Phong Khê, làng nghề làm bún Khắc Niệm, làng nghề sản xuất rượu Đại Lâm,… nước thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt khu vực xung quanh. Chất thải rắn của các làng nghề cơ bản chưa được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định, tại một số làng nghề chỉ được thu gom và đổ tại khu vực trũng như ao, hồ, ven sông… làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, đất và không khí của khu vực.

Hiện có thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công suất tương ứng là 28.000 m3/ngày đêm và 33.000 m3/ngày đêm; các công trình này đang hoạt động rất hiệu quả. Tỉnh cũng đã đầu tư và đưa vào vận hành thử nghiệm giai đoạn I của hệ thống xử lý nước thải làng nghề giấy Phong Khê với công suất 5.000 m3/ngày.đêm; hệ thống xử lý nước thải làng nghề bún Khắc Niệm với công suất 400 m3/ngày đêm và đang triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung CCN Phú Lâm với công suất 4.500m3/ngày đêm. Tuy nhiên, các hệ thống xử lý nước thải này chưa đáp ứng được yêu cầu, ô nhiễm môi trường nước mặt và không khí vẫn rất nghiêm trọng tại các làng nghề. 

3.1.2 Nội dung ưu tiên: Khuyến khích các dự án tham gia xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, môi trường nông thôn; xử lý rác thải, nước thải.

3.1.3 Địa bàn ưu tiên: Các làng nghề như làng nghề sản xuất giấy Phong Khê (tp. Bắc Ninh), làng bún Khắc Niệm (xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh); Làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá (Văn Môn, Yên Phong); Làng nghề đúc đồng Đại Bái (Đại Bái, Gia Bình); Làng nghề tái chế thép Đa Hội (thị xã Từ Sơn); Làng đúc đồng Quảng Bố (Quảng Phú, Lương Tài),…

3.1.4 Đối tượng ưu tiên: các hộ sản xuất làng nghề, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

3.2 Phát triển lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp trong nước:

3.2.1 Thực trạng

Toàn tỉnh hiện nay có khoảng trên 400 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm phần lớn về số cơ sở sản xuất (90%), vốn đầu tư (chiếm 82,8%) và giá trị sản xuất (chiếm 74 %).

Trong công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm số lượng nhỏ và chủ yếu cung cấp các sản phẩm bao bì và gia công lắp ráp đơn giản, số doanh nghiệp làm vender cấp 1 cho các doanh nghiệp lắp ráp còn ít. Các doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẻ, trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp các sản phẩm, chưa có sự liên kết, thiếu thông tin về thị trường, do vậy sự tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm toàn cầu còn chiếm giá trị nhỏ.

          Trong những năm 2017 - 2018, tỉnh đã tiến hành hỗ trợ cải tiến, nâng cao năng lực cho 04 doanh nghiệp và được Sam sung Bắc Ninh ký hợp đồng mua sản phẩm của các doanh nghiệp này. Năm 2019, tỉnh tiếp tục phối hợp với Sam sung Bắc Ninh kết nối các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn SamSung ở Việt Nam và nước ngoài. Đến nay, trong tổng số 32 doanh nghiệp trong nước làm Vender cấp 1 cho Samsung, Bắc Ninh có tổng số 7 doanh nghiệp nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm bao bì, đóng gói có giá trị thấp trong chuỗi giá trị của sản phẩm cuối cùng, việc tìm kiếm doanh nghiệp có khả năng cung ứng được linh phụ kiện rất hạn chế.

3.2.2 Nội dung ưu tiên

Mở rộng hoạt động hỗ trợ kết nối cung cầu, hỗ trợ kỹ thuật nằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp trong tỉnh, tập trung vào các sản phẩm ưu tiên phát triển của tỉnh trong các lĩnh vực điện tử, cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ cao.

- Thúc đẩy các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp nước ngoài vào Bắc Ninh.

- Hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ

3.2.3 Địa bàn ưu tiên: Các huyện, thị xã, thành phố.

3.2.4 Đối tượng ưu tiên: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.3 Giải quyết các vấn đề xã hội:

3.3.1 Thực trạng

Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh, tổng số đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội là 68.198 đối tượng, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,27% (với 4.565 hộ), hộ cận nghèo còn 1,85% (với 6.679 hộ). Hiện, tỉnh có khoảng 150.000 người cao tuổi, 17.200 người khuyết tật. 

Trong những năm qua, để trợ giúp các đối tượng ổn định cuộc sống, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách trợ giúp như tín dụng ưu đãi, cấp thẻ BHYT, miễn giảm học phí, hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHXH cho hộ cận nghèo, hỗ trợ xây dựng nhà ở, trợ cấp hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, người tàn tật vào các trung tâm bảo trợ xã hội. Trung tâm Nuôi dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh hiện đang chăm sóc, giáo dục, dạy nghề cho 170 trẻ khiếm thính, trí tuệ chậm phát triển và nhận nuôi dưỡng gần 50 trẻ bị bỏ rơi không nơi nương tựa.

Tuy nhiên, hiện nay, cơ sở vật chất, các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em còn thiếu, chưa được đầu tư đồng bộ cho các trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nguồn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trung tâm bảo trợ xã hội, các trường học chuyên biệt còn hạn chế. Vấn đề bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình còn tồn tại, đặc biệt ở các vùng nông thôn. 

3.3.2 Nội dung ưu tiên

- Giáo dục và giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn

- Hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn

- Phòng chống bạo lực gia đình, buôn bán, xâm hại phụ nữ trẻ em và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng

3.3.3 Địa bàn ưu tiên: các huyện, thị xã, thành phố

3.3.4 Đối tượng ưu tiên: trẻ em, người phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật.

3.4 Đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp:

3.4.1 Thực trạng

Bắc Ninh là tỉnh có mật độ dân số cao, nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động khá dồi dào, tuy nhiên nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, tỉ lệ thất nghiệp thành thị còn ở mức 2.5% (năm 2019), lao động qua đào tạo đạt 75%. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ được tỉnh đặc biệt quan tâm.

Đến nay toàn tỉnh có 49 cơ sở GDNN và 9 cơ sở khác có hoạt động GDNN. Nhìn chung, hệ thống cơ sở dạy nghề từng bước được nâng cấp, tăng dần về quy mô và chất lượng, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động theo các cấp trình độ đào tạo. Bên cạnh việc đào tạo chính quy tập trung tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người lao động còn được học nghề bằng nhiều hình thức đa dạng khác như: Đào tạo thường xuyên tại địa phương, tại các doanh nghiệp, các sở sở sản xuất, kinh doanh hoặc các làng nghề truyền thống. Tuy chất lượng đào tạo nghề được nâng lên nhưng  một số học viên ra trường vẫn thiếu  kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp. Hiện nay, ở Bắc Ninh tồn tại một nghịch lý là dù nguồn nhân lực dồi dào, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động do nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề, chất lượng cao của các doanh nghiệp liên tục tăng.

3.4.2 Nội dung ưu tiên

- Hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp

- Phát triển cơ sở vật chất cho đào tạo nghề và giáo dục nghề nghiệp

- Cung cấp bổ sung chuyên gia và giáo viên dạy nghề có chuyên môn cao

- Đào tạo, dạy nghề gắn với tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế. 

3.4.3 Địa bàn ưu tiên: các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp,…

3.4.4 Đối tượng ưu tiên: học viên, người lao động.

 

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương

- Tên cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh;

- Địa chỉ: Số 10, đường Phù Đổng Thiên Vương, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;

- Email: ngoaivubacninh@gmail.com

- Điện thoại: 02223686989.

Yên Bái
25/05/2023 1.577 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.668 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.745 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.609 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.679 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.603 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.496 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.592 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.651 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.612 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.465 lượt xem