TÓM TẮT THÔNG TIN VỀ TỈNH BẠC LIÊU
1. Thông tin chung
1.1. Diện tích: 2.669 km2
1.2. Dân số (năm 2018): 897.020 người.
1.3. Dân tộc: Dân tộc Kinh (chiếm 89,9%); dân tộc Hoa (chiếm 2,34%), dân tộc Khmer (chiếm 7,66%).
1.4. Số đơn vị hành chính: 07 (01 thành phố, 01 thị xã, 05 huyện).
1.5. Cơ cấu kinh tế
- Về thủy sản: Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác ước năm 2019 đạt 365.000 tấn (trong đó: Tôm 155.000 tấn, cá và thủy sản khác 210.000 tấn), đạt 101,39 % kế hoạch và tăng 6,96% so cùng kỳ.
- Về chăn nuôi: Phát triển khá [1] , tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch tả heo Châu phi nên tổng đàn heo giảm, ước đến cuối năm 2019 chỉ đạt 84% kế hoạch.
- Về lâm nghiệp và Diêm nghiệp: Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được tổ chức thực hiện khá tốt, nhất là công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc; đồng thời đã triển khai tốt phương án phòng cháy, chữa cháy, không để xảy ra cháy rừng. Tiếp tục chuyển đổi phương thức sản xuất từ muối đen sang muối trắng; đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng thương hiệu muối Bạc Liêu; hướng dẫn diêm dân kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất muối trong mùa mưa để tăng thêm thu nhập.
- Về phát triển công nghiệp, trọng tâm là năng lượng tái tạo (gồm điện gió, điện mặt trời) và điện khí: Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước năm 2019 tăng 12,93% so với cùng kỳ, các sản phẩm công nghiệp đều tăng. Lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của vùng và cả nước. Nhà máy điện gió Bạc Liêu (công suất 99,2 MW) đã phát điện lên lưới Quốc gia gần 800 triệu kWh và đang tiếp tục đầu tư giai đoạn 3 (công suất 142MW); các Nhà máy điện gió Đông Hải 1, Đông Hải 2 và Hòa Bình 1 (công suất 50MW/Nhà máy) đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện; cùng với 17 dự án điện gió khác, với tổng công suất gần 3.000 MW đang trình bổ sung quy hoạch. Đặc biệt, Dự án Nhà máy nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu, sau thời gian nỗ lực hoàn tất các hồ sơ thủ tục và kiên trì kiến nghị với Trung ương, đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung toàn bộ công suất 3.200 MW vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, hiện đang chờ Thủ tướng Chính phủ quyết định (trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có văn bản giao Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư Dự án theo thẩm quyền, với điều kiện Dự án được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia).
- Về phát triển du lịch: Du lịch phát triển tốt, đã tổ chức thành công Tuần Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu năm 2019, gắn với sự kiện 100 năm ngày ra đời bản Dạ cổ Hoài Lang và kỷ niệm 100 năm hình thành di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Công tử Bạc Liêu (gồm chuỗi hơn 15 hoạt động, với sự tham gia của 19 tỉnh, thành phố, trong đó có sự kiện “Hội tụ các miền di sản” quy tụ được 06 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận). Đa dạng hóa các loại hình du lịch, hạ tầng các điểm du lịch được quan tâm đầu tư và kêu gọi đầu tư, đặc biệt là hạ tầng giao thông đến các điểm, tuyến du lịch, như: Đường vào chùa Hưng Thiện; đường Giồng Nhãn - Gành Hào; tuyến đường Cao Văn Lầu; tuyến đường vào di tích lịch sử Quốc gia khu căn cứ Tỉnh ủy… Thế mạnh du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch cộng đồng của tỉnh được khai thác tốt; các dịch vụ du lịch được cải thiện, từng bước điều chỉnh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; đặc biệt, điểm du lịch Điện gió được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nâng tổng số điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu lên 09 điểm, giúp Bạc Liêu tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu toàn Vùng về chỉ số này (chiếm 9/42 điểm toàn Vùng).
- Về phát triển Thương mại dịch vụ: Thương mại nội địa có bước phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô và về sự đa dạng, đảm bảo thông suốt từ thành thị đến nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Hệ thống chợ, trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng, nâng cấp, nhất là các trung tâm đầu mối( [7] ). Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại hiệu quả thiết thực. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ ước đạt 66.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 22,73% so cùng kỳ.
1.6. Cơ cấu dân cư
- Dân số sống tại thành thị: 262.896 người, chiếm 29,31% trong tổng dân số.
- Dân số sống tại nông thôn: 634.124 người, chiếm 70,69% trong tổng dân số.
1.7. Cơ cấu lao động (năm 2018)
- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Bạc Liêu đạt 583.020 người (tăng 1.626 người so với năm 2017).
- Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong năm 2018 là 566.695 người (tăng 2.166 người so với năm 2017).
- Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 52,08% (cao hơn mức 49,94% của năm 2017).
1.8. Tỷ lệ hộ nghèo
- Số huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020: Không có.
- Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo: năm 2018 giảm còn 8.818 hộ nghèo, tỷ lệ còn 4,3% (giảm 4,12%), năm 2017 là 17.216 hộ nghèo
1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người: Ước đạt 51,09 triệu đồng/người/năm (tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người năm 2019).
2. Tình hình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của địa phương giai đoạn 2017 - 2019
2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017 - 2019
Năm
|
Số tổ chức PCPNN
và nhà tài trợ
|
Tên dự án
|
Giá trị viện trợ giải ngân (USD)
|
2017
|
Tổ chức VNSF
|
Cấp học bổng, thư viện, hỗ trợ xe đạp cho học sinh
|
6,664
|
Tổ chức AAV
|
Dự án “Khuyến khích người dân tham gia cải thiện quản trị rừng và giảm nghèo Việt Nam” (PFG) tại huyện Đông Hải; “Khắc phục hậu quả thiên tai khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long”; “Chương trình bảo trợ trẻ”
|
67,606
|
Tổ chức Espoir Pour Phu San / Pháp
|
Dự án Xây dựng nhà cho người nghèo
|
6,227
|
Tổ chức ICAFIS
|
Dự án “Chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững - công bằng” tại Việt Nam - SuSV
|
275,261
|
Tổ chức FAO
|
Dự án “Cải tiến kỹ thuật các mô hình nuôi tôm qui mô nông hộ nhằm nâng cao khả năng phục hồi và cải thiện môi trường trước những tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Bạc Liêu”
|
45,470
|
Tổ chức Orphanage first
|
Tài trợ 01 căn nhà tình thương trị giá
|
2,635
|
Tổ chức The VinaCapital Foudation
|
Tài trợ 16 ca phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em
|
16,228
|
Tổ chức Children Action
|
Tài trợ 12 ca phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em; 5.000 quyển tập học sinh
|
26,973
|
2018
|
Vietnam Scholarship Foundation (VNSF)
|
Hỗ trợ 87 suất học bổng và 04 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo
|
4,643
|
Social Assistane Program For Viet Nam (SAP-VN)
|
Hỗ trợ 150 suất quà nhân
dịp Tét nguyên Đan
|
655
|
Hội thánh Vine Yard
|
Hỗ trợ 100 chiếc xe lăn
cho người khuyết tật, người bị nhiễm chất độc da cma/Dioxin
|
6,552
|
Espoir Pour Phu San
|
Hỗ trợ xây dựng 01 căn nhà
|
8,736
|
Hỗ trợ cải thiện bữa ăn
|
262
|
Tổ chức OpenSmile
|
6 ca phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch
|
2,605
|
Tổ chức Children Action
|
11 ca phẫu thuật tim bẩm sinh
cho trẻ em
|
39,073
|
Tổ chức AAV
|
Chương trình hỗ trợ phát triển huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 – 2021
|
45,455
|
2019
|
Tổ chức SIDA (Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển) tài trợ và Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững (ICAFIS)
|
Dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á – giai đoạn 2” tại tỉnh Bạc Liêu.
|
|
Chính phủ Nhật Bản
|
Dự án xây dựng cơ sở dạy chữ, dạy nghề lao động, sản xuất của Hội người mù tỉnh Bạc Liêu tại xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
|
72,049
|
2.2. Lĩnh vực viện trợ
Năm
|
Lĩnh vực 1
|
Lĩnh vực 2
|
Lĩnh vực 3
|
Các lĩnh vực khác
|
2017
|
Giải quyết các vấn đề xã hội
|
Khắc phục hậu quả thiên tai
|
Đào tạo, giáo dục nghề nghiệp
|
Xây dựng cầu giao thông nông thôn, bảo trợ trẻ em, y tế, ...
|
2018
|
Giải quyết các vấn đề xã hội
|
Nông nghiệp bền vững
|
Y tế
|
|
2019
|
Nông nghiệp bền vững
|
Đào tạo, giáo dục nghề nghiệp
|
|
|
2.3. Địa bàn viện trợ: Các huyện Hòa Bình, Đông Hải, Phước Long, Giá Rai, Vĩnh Lợi.
2.4. Đối tượng viện trợ: Người nghèo, người khuyết tật, người bị nhiễm chất độc da cma/Dioxin, trẻ em, học sinh nghèo, phụ nữ, ...
3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020 - 2022
3.1. Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo
- Thông tin chung về lĩnh vực: Mạng lưới đào tạo gồm: 01 trường Đại học, 03 trường Cao đẳng và các trường Trung cấp chuyên nghiệp cùng với mạng lưới cơ sở giáo dục, dạy nghề tại tất cả các huyện, thị xã và thành phố. Hiện nay, Tỉnh đang tích cực đầu tư và trang bị cơ sở vật chất cho hệ thống đào tạo nguồn nhân lực. Năm 2019, toàn tỉnh đã có 167/280 trường mầm non, phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 59,64%; phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ 70%. Đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện để mời gọi đầu tư các dự án Trường mầm non và Tiểu học chất lượng cao; Trường phổ thông liên cấp song ngữ chất lượng cao và quốc tế... Hệ thống Trường Đại học, Cao đẳng cơ bản hoàn chỉnh, hoạt động có nề nếp, chất lượng giảng dạy được chú trọng, từng bước nâng lên.
- Nội dung ưu tiên: Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục; hỗ trợ đào tạo giáo viên; hỗ trợ đào tạo công nghệ thông tin cho các trường phổ thông, ...
- Địa bàn ưu tiên: Các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Đông Hải, thị xã Giá Rai, thành phố Bạc Liêu (các xã ven biển).
- Đối tượng ưu tiên: Người nghèo, người khuyết tật, người bị nhiễm chất độc da cma/Dioxin, trẻ em, học sinh nghèo, phụ nữ, ...
3.2. Lĩnh vực Y tế
- Thông tin chung về lĩnh vực: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 bệnh viện (trong đó: Bệnh viện Nhà nước là 8, bệnh viện ngoài nhà nước là 02) và 64 trạm y tế xã, phường. Tổng số giường bệnh là 2.308 giường (trong đó: Số giường bệnh tại bệnh viện là 2.024 giường, 274 giường tại các trạm y tế xã, phường).
- Nội dung ưu tiên: Phát triển hạ tầng cơ sở y tế; hỗ trợ việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; hỗ trợ các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, ...
- Địa bàn ưu tiên: Các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Đông Hải, thị xã Giá Rai, thành phố Bạc Liêu (các xã ven biển).
- Đối tượng ưu tiên: Người nghèo, người khuyết tật, người bị nhiễm chất độc da cma/Dioxin, trẻ em, học sinh nghèo, phụ nữ, ...
3.3. Lĩnh vực Nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản
- Thông tin chung về lĩnh vực:
+ Nông nghiệp: Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế của địa phương. Toàn tỉnh hiện có diện tích gieo trồng lúa 185.036 ha với sản lượng lúa đạt khoảng 1.115.348 tấn. Tiếp tục thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên từng sản phẩm, nhất là phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ở Bạc Liêu. Ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển ổn định. Tổng đàn heo 249.285 con; đàn trâu 1.171 con; bò 2.407 con; đàn dê 10.591 con; đàn gia cầm 2.894.000 con. Tỉnh chú trọng phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng trang trại, tạo điều kiện về vốn và các chính sách hỗ trợ khuyến khích nông dân áp dụng các mô hình chăn nuôi hiệu quả.
+ Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm phần 6.173,25 ha, trong đó diện tích có rừng 3.328,07 ha, công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc. Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Quyết định số 2194/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 về việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, tập trung bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng để đạt năng suất cao. Rừng không chỉ là lá chắn bảo vệ môi trường sống, mang lại giá trị kinh tế lớn mà còn có tác dụng quan trọng bảo vệ đê kè, phát triển du lịch sinh thái.
+ Diêm nghiệp: Bạc Liêu là một trong những tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối và có lịch sử nghề làm muối từ rất lâu đời. Nhờ biết áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nâng cấp các quy trình công nghệ nên chất lượng và sản lượng muối ở Bạc Liêu tăng cao. Diện tích sản xuất muối trong tỉnh là 1.675 ha. Trong đó, diện tích muối trải bạt 82,5 ha. Sản lượng thu hoạch 49.481 tấn. Tỉnh cũng triển khai mô hình sản xuất muối chất lượng cao, sản lượng muối trắng đạt 17.197 tấn. Ngoài việc triển khai áp dụng một số mô hình sản xuất sáng tạo mới, người dân Bạc Liêu còn nuôi trồng thủy sản kết hợp trên đất muối trong những tháng mùa mưa để tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sản xuất.
+ Thủy sản: Toàn tỉnh hiện có diện tích nuôi trồng thủy sản là 115.903 ha, trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh 18.899 ha. Tổng sản lượng thu hoạch 227.210 tấn. Trong đó, sản lượng tôm đạt 139.000 tấn, sản lượng cá và thủy sản khác đạt 88.210 tấn. Toàn tỉnh hiện có 1.141 tàu cá đăng ký, đăng kiểm (tổng công suất 214.206 CV; tổng số thuyền viên 7.000 người, tàu cá đánh bắt xa bờ 572 tàu, sản lượng khai thác 114.050 tấn). Tổng sản lượng nuôi trồng và khái thác năm 2018 là 341.262 tấn (trong đó: Tôm 139 ngàn tấn, cá và thủy sản khác 202.262 tấn).
Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản tiếp tục phát triển. Trong đó, nuôi trồng thủy sản luôn được quan tâm, công tác quản lý giống, thức ăn, thuốc thú y và việc hướng dẫn kỹ thuật, lịch thời vụ nuôi tôm và các loại thủy sản khác được tăng cường. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được áp dụng như: Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng bền vững theo hướng VietGAP... Bạc Liêu hiện đang triển khai xây dựng Đề án “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu”, đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (gọi tắt Khu NNƯDCNC) phát triển tôm Bạc Liêu, tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, với quy mô 418,91 ha. Đây là điều kiện rất thuận lợi để đầu tư xây dựng Khu NNƯDCNC phát triển tôm Bạc Liêu, nhằm thực hiện các hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào ngành tôm sản xuất giống, nghiên cứu quy trình nuôi, nghiên cứu chế biến thức ăn, các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất chế phẩm sinh học, bảo quản chế biến, đào tạo, tiếp nhận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển ngành tôm của tỉnh, vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
- Nội dung ưu tiên: Hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh; phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm; hạ tầng cơ sở nông thôn; phát triển ngành nghề thủ công, mỹ nghệ; phòng chống và kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, ...
- Địa bàn ưu tiên: Các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Đông Hải, thị xã Giá Rai, thành phố Bạc Liêu.
- Đối tượng ưu tiên: Hộ dân.
3.4. Lĩnh vực Đào tạo giáo dục nghề nghiệp
- Thông tin chung về lĩnh vực: Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong năm 2018 là 566.695 người (tăng 2.166 người so với năm 2017). Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 52,08% (cao hơn mức 49,94% của năm 2017).
- Nội dung ưu tiên: Phát triển cơ sở hạ tầng cho đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; cung cấp bổ sung chuyên gia và giáo viên dạy nghề có chuyên môn cao; đào tạo, dạy nghề gắn với tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế, ...
- Địa bàn ưu tiên: Các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Đông Hải, thị xã Giá Rai, thành phố Bạc Liêu.
- Đối tượng ưu tiên: Người dân trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp.
3.5. Lĩnh vực Giải quyết các vấn đề xã hội
- Thông tin chung về lĩnh vực: Trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn không được đến trường, người nghèo, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, bạo lực gia đình, xâm hại, buôn bán trẻ em, ...
- Nội dung ưu tiên: Giáo dục và giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nhà ở cho người nghèo; hỗ trợ cho các cơ sở bảo trợ xã hội; phòng chống bạo lực gia đình, buôn bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.
- Địa bàn ưu tiên: Các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Đông Hải, thị xã Giá Rai, thành phố Bạc Liêu.
- Đối tượng ưu tiên: Người nghèo, người khuyết tật, người bị nhiễm chất độc da cma/Dioxin, trẻ em, học sinh nghèo, phụ nữ, ...
4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương
4.1. Cơ quan đầu mối về vận động viện trợ PCPNNL
- Tên cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu.
- Địa chỉ: Số 05 đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
- Điện thoại: 0291.3823 874
- Fax: 0291.3823 874
- Email: skhdt@baclieu.gov.vn
4.2. Cơ quan đầu mối về hoạt động của các tổ chức PCPNN
- Tên cơ quan: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
- Địa chỉ: Số 05 đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
- Điện thoại: 0291.3824 031 - 0291.2240 932
- Fax: 0291.3823 836
5. Đối với nội dung số 3 về định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020 - 2022: Số lượng cụ thể Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đang chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát lại nhu cầu thực tế của từng lĩnh vực, tổng hợp cung cấp cho Liên Hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam sau.
Trên đây là một số thông tin nhu cầu vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu xin gửi Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nắm.
Trân trọng!
Nơi nhận:
- Như trên;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PCVP Xuân Phượng;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Liên hiệp CTCHN tỉnh;
- Lưu: VT, LG.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Chiến
|
Ước cả năm 2019: Đàn gia cầm 3.000.000 con (trong đó đàn gà 1.185.000 con), đạt 103,45% kế hoạch và tăng 3,68% so cùng kỳ; đàn heo 210.000 con (đạt 84,00% kế hoạch và giảm 15,76%so cùng kỳ); đàn trâu, bò 3.600 con (đạt 100,0% kế hoạch và tăng 0,61% so cùng kỳ); đàn dê 11.000 con (đạt 100,0% kế hoạch và tăng 3,86%so cùng kỳ); sản phẩm thịt hơi các loại 43.806 tấn, đạt 88,86% kế hoạch và giảm 10,94% so cùng kỳ; trứng gia cầm 72,8 triệu quả, đạt 103,44% kế hoạch và tăng 3,67% so cùng kỳ. Chăn nuôi động vật hoang dã: Đàn cá sấu 325.591 con; đàn ba ba, cua đinh, càng đước 50.700 con; đàn trăn, rắn,... 96.640 con; sản phẩm động vật hoang dã 2.264,7 tấn, đạt 105,26% kế hoạch và giảm 7,66% so cùng kỳ.
Từ ngày 31/5 - 30/10/2019 bệnh dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra tại 3.880 hộ dân ở 425 khóm, ấp của 63 xã, phường, thị trấn thuộc 7/7 huyện, thị xã, thành phố, với tổng số heo bệnh, chết và tiêu hủy 45.464 con (tổng trọng lượng 3.074.110 kg), ngày 10/9/2019 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1677/QĐ-UBND công bố dịch trên địa bàn tỉnh.
Doanh thu du lịch - dịch vụ khoảng 2.308 tỷ đồng, đạt 104,9% kế hoạch năm, tăng 42,46% so cùng kỳ (trong đó: Doanh thu khối nhà hàng khách sạn 913 tỷ đồng, đạt 107,41% kế hoạch năm, tăng 40,89% so cùng kỳ năm 2018); đón tiếp khoảng 2.542.700 lượt khách, đạt 110,55% kế hoạch năm, tăng 38,95% so cùng kỳ năm 2018 (trong đó có khoảng 980.514 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú, đạt 121,8% kế hoạch năm, tăng 41,08% so cùng kỳ năm 2018 và khoảng 73.500 lượt khách quốc tế, đạt 111,4% kế hoạch năm, tăng 43,78% so cùng kỳ năm 2018).