Bắc Kạn
19/05/2023 1.682 lượt xem

Thông tin tóm tắt về tỉnh Bắc Kạn

1. Thông tin chung:

1.1. Diện tích: 4.859 km2

1.2. Dân số: Dân số Bắc Kạn là 313.905 người, trong đó, dân tộc Kinh có 37.615 người (chiếm 11,98%); dân tộc Tày có 165.055 người (chiếm 52,58%); dân tộc Nùng có 28.709 người (chiếm 9,15%); dân tộc Dao có 56.063 người (chiếm 17,86%); dân tộc Mông có 22.607 người (chiếm 7,20%); dân tộc Sán Chay là 1.680 người (chiếm 0,54%); còn lại là dân tộc khác có 2.176 người (chiếm 0,69%). Mật độ dân số là 65 người/km2.

1.3. Dân tộc: Bắc Kạn có 07 dân tộc, gồm Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%.

1.4. Số đơn vị hành chính: Bắc Kạn có 08 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 07 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 108 xã, phường, thị trấn.

1.5. Cơ cấu kinh tế: Ngành nông - lâm nghiệp chiếm 29,46%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 15,54%; ngành dịch vụ chiếm 52,05%.

1.6. Cơ cấu dân cư: Theo giới tính (Nam 51%, Nữ 49%); Thành thị 20,9%; Nông thôn 79,1%.

1.7. Cơ cấu lao động: Nông nghiệp 70,4%; Công nghiệp-Xây dựng 9,5%; Dịch vụ 20,1%.

1.8. Tỷ lệ hộ nghèo:

- Số huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ: 02 huyện (huyện Ngân Sơn và huyện Pác Nặm).

- Tỷ lệ hộ nghèo: 19,56%.

- Tỷ lệ hộ cận nghèo: 11,34%.

1.9. Mức thu nhập bình quân đầu người: 38,7 triệu đồng/năm.

2. Tình hình vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2017-2019:

2.1. Giá trị viện trợ giai đoạn 2017-2019:

Năm

Số tổ chức PCPNN và nhà tài trợ

Số dự án

Giá trị viện trợ giải ngân (USD)

2017

07

12

792.919

2018

06

12

790.192

2019

07

13

702.940

2.2. Lĩnh vực viện trợ: (Đơn vị tính: USD)

Năm 2017:

Giáo dục và đào tạo

Phát triển nông thôn

Giải quyết các vấn đề xã hội

Các lĩnh vực khác

129.321

207.452

524.694

122.163

Năm 2018:

Phát triển

nông tôn

Y tế

Giải quyết các vấn đề xã hội

Các lĩnh vực khác

420.000

180.100

1.108.802

39.916

Năm 2019:

Phát triển

nông tôn

Y tế

Giải quyết các vấn đề xã hội

Các lĩnh vực khác

159.960

160.346

254.060

86.675

2.3. Địa bàn viện trợ: Các huyện được các TCPCPNN hỗ trợ nhiều trong giai đoạn 2017-2019, gồm: Ngân Sơn, Na Rì, Bạch Thông.

2.4. Đối tượng viện trợ: Các đối tượng được các TCPCPNN hỗ trợ nhiều trong giai đoạn 2017-2019, gồm bà mẹ, trẻ em, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mầm non, học sinh, người nông dân và người dân tộc thiểu số nghèo ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

3. Định hướng ưu tiên vận động viện trợ giai đoạn 2020-2022:

3.1. Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo:

3.1.1. Thông tin chung về lĩnh vực:

Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có 318 trường, trong đó: Mầm non: 123 trường, Tiểu học: 79 trường, TH&THCS: 44 trường; THCS: 57 trường (bao gồm cả 06 trường PTDTNT huyện), THPT: 15 trường; có 09 trung tâm (01 trung tâm GDTX-GDHN cấp tỉnh, 07 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, 01 trung tâm GDTEKT); có 75.212 học sinh, trong đó, trẻ mầm non: 22.288; học sinh tiểu học: 27.892; học sinh THCS: 17.660 và học sinh THPT: 7.372.

3.1.2. Nội dung ưu tiên:

3.1.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục

- Thực trạng cơ sở hạ tầng giáo dục:

+ Trường Mầm non chưa đạt chuẩn quốc gia: 103/123

+ Trường TH chưa đạt chuẩn quốc gia: 47/79

+ Trường THCS chưa đạt chuẩn quốc gia: 49/57

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí để xây mới phòng học và tu sửa 35 trường học.

- Địa bàn ưu tiên vận động: Huyện Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn. 

- Đối tượng ưu tiên: Trẻ mầm non và học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3.1.2.2. Hỗ trợ cấp sách giáo khoa, đồ dùng học tập, các thiết bị phục vụ bán trú và hỗ trợ kinh phí học bổng:

- Thực trạng:

+ Chưa bố trí đủ kinh phí để hỗ trợ cấp sách giáo khoa cho học sinh các cấp.

+ Trẻ em thuộc hộ nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hay bỏ học.

+ Tại các điểm trường cũng như trường chính tại các địa bàn khó khăn còn thiếu nhiều đồ dùng học tập và các thiết bị phục vụ bán trú cho các em học sinh.

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí để cấp sách giáo khoa, đồ dùng học tập, các thiết bị phục vụ bán trú cho học sinh các cấp và hỗ trợ kinh phí học bổng cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nguy cơ bỏ học cao.

- Địa bàn ưu tiên vận động: Huyện Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn. 

- Đối tượng ưu tiên: Học sinh vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

3.2. Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu:

3.2.1. Thông tin chung về lĩnh vực:

Những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế - xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt trở thành vấn đề bức xúc, cần được giải quyết kịp thời và triệt để. Lượng nước thải sinh hoạt tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh khoảng 12.000m3/ngày/đêm. Lượng nước thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn phát sinh khoảng hơn 20.280m3/ngày/đêm. Lượng rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh, làm cho môi trường sống bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 

Đến nay, nhà vệ sinh ở một số vùng nông thôn vẫn còn là điều nan giải đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Kạn. Thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đảm bảo tại các hộ gia đình có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, là nguyên nhân chính gây ra các dịch bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn và nhiễm các loại giun, sán đường ruột.

3.2.2. Nội dung ưu tiên:

3.2.2.1. Xây dựng chuồng trại và bể đựng chất thải chăn nuôi:

- Hiện trạng:

+ Thiếu kinh phí để làm chuồng trại, bể đựng chất thải chăn nuôi hoặc hỗ trợ xây hầm bể biogas.

+ Các chất thải trong chăn nuôi còn trực tiếp xả thải tràn lan, gây ô nhiễm môi trường.

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí để làm chuồng trại và bể đựng chất thải chăn nuôi để không chảy tràn lan, đảm bảo môi trường, thu gom làm phân bón cho cây trồng hoặc hỗ trợ xây hầm bể biogas để xử lý chất thải tận dụng làm chất đốt.

- Địa bàn ưu tiên vận động: Huyện Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn. 

- Đối tượng ưu tiên: Các hộ nghèo, cận nghèo tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

3.2.2.2. Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh quy mô hộ gia đình:

- Hiện trạng:

+ Thiếu kinh phí để làm nhà tiêu hợp vệ sinh quy mô hộ gia đình.

+ Người dân chưa có ý thức và hay đi vệ sinh bữa bãi. 

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ gia đình vùng nông thôn.

- Địa bàn ưu tiên vận động: Các huyện: Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn. 

- Đối tượng ưu tiên: Các hộ nghèo và cận nghèo của các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

3.2.2.3. Xây dựng các mô hình xử lý rác thải và nước thảo sinh hoạt khu vực nông thôn:

- Hiện trạng:

+ Tại một số nơi địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung nên việc thu gom, xử lý rác thải tại khu vực nông thôn gặp nhiều trở ngại, vẫn còn tình trạng đổ rác ra các khu vực sườn núi, vườn, khe, suối.

+ Nước thải sinh hoạt còn trực tiếp xả thải tràn lan, làm ô nhiễm môi trường.

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí để xây dựng các mô hình xử lý rác thải và nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn.

- Địa bàn ưu tiên vận động: Các huyện: Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Chợ Mới

- Đối tượng ưu tiên: Các hộ nghèo và cận nghèo của các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các khu vực bị ảnh hưởng của sự cố môi trường.

3.3. Giải quyết các vấn đề xã hội:

3.3.1. Thông tin chung về lĩnh vực:

Tại các vùng nông thôn của tỉnh Bắc Kạn, địa điểm vui chơi của trẻ em còn khá thiếu thốn. Nhiều học sinh các trường bán trú khi trở về địa phương và gia đình nghỉ hè, ngoài việc phụ giúp bố, mẹ những công việc đơn giản như chăn trâu, lấy củi, thu hoạch lúa, ngô…thì phần lớn các em không có sân chơi thể thao hay giải trí nào khác. Đa số phụ huynh phải lo lao động, làm việc đồng áng nên ít có thời gian quan tâm đến việc vui chơi của con em khi nghỉ học ở nhà.

Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật tỉnh đi vào hoạt động từ năm 2006. Hiện nay, Trung tâm có 31 cán bộ, giáo viên, nhân viên chăm sóc, giáo dục cho 72 học sinh, trong đó có 41 trẻ khuyết tật trí tuệ, 15 trẻ khiếm thính, 2 trẻ khiếm thị, 6 trẻ bị khuyết tật vận động, 8 trẻ tự kỷ. Các nhóm trẻ được chia thành 10 lớp căn cứ theo dạng tật. Đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng các em đa phần đều có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có nhiều em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

3.3.2. Nội dung ưu tiên:

3.3.2.1. Hỗ trợ xây dựng các khu vui chơi cho trẻ em:

- Hiện trạng:

+ Do không có khu vui chơi, nên nhiều trẻ em chơi với nhau ở những bụi chuối, leo trèo ở chuồng trâu hoặc ngồi nghịch đất gần nhà; nhiều em chơi những trò chơi tự phát không an toàn, có nguy cơ tai nạn thương tích. Những ngày nắng nóng, các em nhỏ rủ nhau đi tắm suối vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nhiều em hiếu động còn chơi trò nhảy từ trên cao xuống những nơi nước sâu, trông rất nguy hiểm mà không có người lớn giám sát. Hơn nữa, nhiều học sinh còn tụ tập chơi bóng đá ngay trên đường giao thông liên xã, gây mất an toàn giao thông.

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí xây dựng các khu vui chơi cho trẻ em ở các điểm trường vùng cao nói riêng và trên địa bàn các huyện khó khăn nói chung.

- Địa bàn ưu tiên vận động: Huyện Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn.

- Đối tượng ưu tiên: Trẻ em tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

3.3.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên và đầu tư trang bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, sinh hoạt …cho học sinh Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn.

- Hiện trạng:

+ Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn là cơ sở giáo dục đặc thù duy nhất của tỉnh. Giáo viên đa số là giáo viên cơ bản mầm non, tiểu học; chưa có nhiều cơ hội được tập huấn, trao đổi học tập kinh nghiệm đối với các trung tâm khác do đó còn gặp khó khăn trong việc đánh giá, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, tổ chức các hình thức dạy học theo dạng tật.

+ Thiết bị, đồ dùng dạy học một số chưa phù hợp, còn thiếu về chủng loại để thực hiện giảng dạy theo dạng tật như: chữ nổi Brail cho học sinh khiếm thị; máy trợ thính, phòng đo thính lực cho học sinh khiếm thính; máy móc thiết bị cho học sinh vận động (phòng tâm vận động); máy chiếu, máy tính…

+ Học sinh ở nội trú chưa có nhiều đồ chơi, dụng cụ thể thao đặc thù cho học sinh hoạt động, thiếu đồ dùng sinh hoạt nội trú. Đa số học sinh thuộc hộ gia đình khó khăn, sống ở vùng sâu vùng xa, sống xa gia đình, sinh hoạt nội trú tại trung tâm, thiếu tình cảm và sự chăm sóc trực tiếp của gia đình…

- Kiến nghị: Hỗ trợ kinh phí để tổ chức các khoá tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên và đầu tư trang bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, sinh hoạt …cho học sinh Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn.

- Địa bàn ưu tiên vận động: Thành phố Bắc Kạn. 

- Đối tượng ưu tiên: Cán bộ, giáo viên và trẻ em khuyết tật của Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Bắc Kạn.

4. Cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở địa phương:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Địa chỉ: Số 9, đường Trường Chinh, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

- Điện thoại: 0209.3.871.047

- Email: ktdn.dt@backan.gov.vn

Yên Bái
25/05/2023 1.521 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.599 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.660 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.576 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.603 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.549 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.473 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.529 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.590 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.553 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.447 lượt xem