An Giang
19/05/2023 1.619 lượt xem

An Giang

I. THÔNG TIN CHUNG:

Tỉnh An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sông Tiền và sông Hậu chảy qua, có đường biên giới giáp hai tỉnh Kandal và Takeo thuộc Vương quốc Campuchia. Tỉnh An Giang có diện tích 3.536,7 km², bằng 1,03% diện tích cả nước, diện tích đứng thứ tư  trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Vị trí địa lý: phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Tây Bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takeo; phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ.

Dân số: 1.904.532 người (năm 2020), trong đó thành thị 601.641 người (31,6%); nông thôn 1.302.891 người (68,4%); mật độ dân cư 538 người/km².

Dân tộc: An Giang có các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó: dân tộc Kinh: 1.811.972 người chiếm 95,14%; Khmer: 75.800 người chiếm 3,98%. Chăm: 11.237 người chiếm 0,59%; Hoa: 5.142 người chiếm 0,27%.

Đơn vị hành chính:  tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính gồm: 02 thành phố (Long Xuyên, Châu Đốc); 01 thị xã (Tân Châu) và 08 huyện (An Phú, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Chợ Mới, Thoại Sơn).

Số liệu năm 2020:

– Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 35,72%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 14,37%, khu vực dịch vụ chiếm 46,25%.

– Nông nghiệp: diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 687.870 ha, trong đó diện tích lúa gần 637.228 ha; cây lâu năm trồng mới trên 922 ha; về sản lượng chăn nuôi đạt 21,8 ngàn tấn; tổng diện tích nuôi thủy sản là 3.309,6 ha, tổng sản lượng thủy sản thu hoạch đạt 511 ngàn tấn.

– Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 trên 35,8 ngàn tỷ đồng tăng 4,87% so với cùng kỳ, trong đó ngành khai khoáng tăng 14,163%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,5%, sản xuất và phân phối điện nước tăng 18,66%, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,0% .

– Hoạt động thương mại – dịch vụ: Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2020 đạt 80,7 ngàn tỷ đồng, tăng 6,29% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 930 triệu USD, tăng 4,49% so với cùng kỳ, đạt 100% so với kế hoạch năm; hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 5,4 ngàn tỷ đồng, tăng 5,27% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu vận tải đường bộ đạt 2,66 ngàn tỷ đồng, tăng 3,11%, doanh thu vận tải đường thủy đạt 2,48 ngàn tỷ đồng, tăng 7,62%.

Tỉnh An Giang có 97 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 01 khách sạn 4 sao, 06 khách sạn 3 sao, 07 khách sạn 2 sao, 39 khách sạn 1 sao; 13 công ty lữ hành (11 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 02 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa), 15 điểm tham quan du lịch. Doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2020 ước đạt 4.000 tỷ đồng.  

Cơ cấu dân cư: Dân số thành thị có 601.641 người (chiếm 31,6%), dân số nông thôn 1.302.891 người (chiếm 68,4%). Dân số Nam 945.600 người (chiếm 49,65%), Nữ là 958.932 người (chiếm 50,35%). 

Cơ cấu lao động: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh An Giang chiếm 51,75% dân số, trong đó lao động nam chiếm 58,73%, lao động nữ chiếm 42,27%. Lực lượng lao động thành thị chiếm 30,86%, lực lượng lao động ở nông thôn chiếm gần 69,14%.

Tỷ lệ hộ nghèo: Theo chuẩn nghèo đa chiều, tỉnh có 10.232 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,90%/tổng số hộ dân; hộ cận nghèo có 26.655 hộ, chiếm tỷ lệ 4,94%/tổng số hộ dân. Trong đó, hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 2.452 hộ chiếm tỷ lệ 8,98%/tổng số hộ dân.

II. ĐỊNH HƯỚNG ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ GIAI ĐOẠN 2021-2025:

1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

1.1. Thông tin chung về lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

Mạng lưới đào tạo gồm 01 trường Đại học, 01 trường cao đẳng dạy nghề cùng với mạng lưới cơ sở giáo dục, dạy nghề ở tất các các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh.

Về quy mô trường lớp bậc trung học và tiểu học năm học 2020-2021: toàn tỉnh hiện có 528 trường với 364.527 học sinh, trong đó:

– Tiểu học: 319 trường với 180.505.học sinh

– Trung học cơ sở: 155 trường với 130.961 học sinh

– Trung học phổ thông:  43 trường với 53.061 học sinh

1.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực giáo dục đào tạo:

–  Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục: Hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa các phòng học, trang bị máy vi tính, trang bị sách và dụng cụ thư viện, xây dựng mới nhà vệ sinh đã xuống cấp tại các cơ sở giáo dục các cấp, phù hợp với yêu cầu của từng cấp học.  

– Cấp học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt học sinh dân tộc thiểu số.

– Hỗ trợ đào tạo công nghệ thông tin cho các trường học ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số. 

1.3. Dự án vận động viện trợ:

Gồm 09 dự án trên địa bàn huyện An Phú:

1- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo phòng học ở Trường tiểu học A Vĩnh Hội Đông;

2- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo phòng học ở Trường tiểu học B Vĩnh Trường;

3- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo phòng học ở Trường tiểu học A Khánh Bình;

4- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo phòng học ở Trường tiểu học B Phú Hội;

5- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo nhà vệ sinh ở Trường tiểu học A Vĩnh Hậu và Trường THCS Vĩnh Trường;

6- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo nhà vệ sinh ở Trường tiểu học B Nhơn Hội và Trường tiểu học B Đa Phước;

7- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo nhà vệ sinh ở Trường tiểu học A Vĩnh Hội Đông và Trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông;

8- Cải tạo nhà vệ sinh ở Trường tiểu học A Phú Hữu;

9- Cải tạo và bổ sung thiết bị cho thư viện các Trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông, tiểu học B Vĩnh Trường, tiểu học A Khánh Bình;

Gồm 01 dự án trên địa bàn huyện Tịnh Biên:

10- Cải tạo phòng học, nhà vệ sinh, thư viện trên địa bàn huyện Tịnh Biên (tại 18 điểm trường)

Gồm 05 dự án trên địa bàn huyện Thoại Sơn:

11- Xây dựng mới 10 nhà vệ sinh (trong đó mầm non là 03, tiểu học 06, THCS là 01); cải tạo 30 nhà vệ sinh (trong đó mầm non là 05, tiểu học là 22, trung học cơ sở là 03);

12- Xây dựng 134 phòng học (trong đó mầm non là 29 phòng; tiểu học 72 phòng; trung học cơ sở 33 phòng);

13- Trang bị 36 phòng máy vi tính của 33 đơn vị (trong đó tiểu học là 30 phòng của 30 đơn vị; 06 phòng của 03 đơn vị);

14- Trang bị thư viện cho 13 điểm trường;

15- Cấp học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thoại Sơn .

1.4. Địa điểm thực hiện dự án: trên địa bàn các huyện An Phú, Tịnh Biên và Thoại Sơn

2. Lĩnh vực Y tế:

2.1. Thông tin chung về lĩnh vực Y tế :

Trên toàn tỉnh hiện có 21 bệnh viện, trong đó bệnh viện Nhà nước là 16, bệnh viện ngoài nhà nước là 5; tổng số trạm y tế xã, phường là 156;  tổng số giường bệnh là 6.683;  tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân là 9,1.

2.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực Y tế :

– Phát triển hạ tầng cơ sở y tế: nâng cấp, xây dựng, cung cấp trang thiết bị, chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện tỉnh và trung tâm y tế huyện.

– Hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế: các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và điều trị người có HIV/AIDS.

– Hỗ trợ các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, nhất là phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.

– Hỗ trợ xây dựng và nâng cao năng lực cho các trung tâm kiểm soát dịch bệnh.

– Phối hợp tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho các hộ nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở khu vực giáp biên.

2.3. Dự án vận động viện trợ:

Gồm 05 dự án trên địa bàn huyện Tịnh Biên và toàn tỉnh:

1- Phòng chống bệnh tim mạch trên địa bàn tỉnh An Giang;

2- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh An Giang;

3- Truyền thông y tế trên địa bàn tỉnh An Giang;

4- Đầu tư xây dựng mới Trạm y tế xã An Cư, huyện Tịnh Biên;

5- Đầu tư xây dựng mới Trạm y tế xã An Hảo, huyện Tịnh Biên;

2.4. Địa điểm thực hiện dự án: 02 dự án thực hiện trên địa bàn huyện Tịnh Biên và 03 dự án thực hiện trên toàn tỉnh.

3. Lĩnh vực đào tạo, giáo dục nghề nghiệp:

3.1. Thông tin chung về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp:

Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong năm 2020 là 962.359 người. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ là 13,86% .

3.2. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp:

– Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng các mô hình khởi nghiệp ở quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa thành công tại các nước đang phát triển co điều kiện tương đồng với Việt Nam.

– Hỗ trợ đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, chú trọng vùng nông thôn.

– Chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình dạy nghề hiệu quả.

– Phát triển cơ sở vật chất cho đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.

– Đào tạo, dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật, người dân tộc thiểu số. 

3.3. Dự án vận động viện trợ:

Gồm 03 dự án:

1- Hỗ trợ đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, chú trọng vùng nông thôn trên địa bàn huyện An Phú;

2- Xây dựng cơ sở và cung cấp trang thiết bị cho dạy nghề ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện An Phú;

3- Đầu tư trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Tịnh Biên.

3.4. Địa điểm thực hiện dự án: trên địa bàn các huyện An Phú và Tịnh Biên.

4. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và phát triển nông thôn:

4.1. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và phát triển nông thôn:

– Hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, nông nghiệp 4.0, kinh tế tuần hoàn.

– Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, phòng chống, ứng phó thiên tai: sạt lở, hạn kiệt, xâm nhập mặn, dịch bệnh nguy hiểm..v..v..bảo vệ hoạt động sản xuất, tính mạng và tài sản nhân dân.

– Nâng cao năng lực, kiện toàn, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (nguồn nhân lực công và nguồn nhân lực xã hội).

– Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

– Nâng cấp, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, công trình nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp: công trình nước sạch, cầu – đường nông thôn, hệ thống thủy lợi, hệ thống thông tin – truyền thông, hệ thống logistic,..v..v..

– Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, thiết lập hệ thống sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu.

 – Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng, liên kết sản xuất – tiêu thụ, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. 

– Hỗ trợ nâng cao năng lực cho tổ chức nông dân và quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường và ứng phó với các tình huống biến động thị trường ảnh hưởng đến đầu ra nông sản.

– Tập huấn, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, các thành viên của tổ chức nông dân.

4.2Dự án vận động viện trợ:

Gồm 29 dự án trên địa bàn các huyện, thị, thành phố:

1- Xây dựng mô hình nhà màng ứng dụng công nghệ cao trên cây xoài;

2- Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP tại xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú;

3- Trình diễn so sánh giống lúa và lựa chọn giống lúa thích ứng với điều kiện sinh thái trên địa bàn huyện An Phú;

4- Khảo sát lực chọn cây đầu dòng trên xoài keo của huyện An Phú;

5- Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm cho nông dân;

6- Hỗ trợ heo cái sinh sản cho các hộ dân tham gia mô hình sau dịch tả lợn châu Phi;

7- Hỗ trợ bò cái, cải thiện đàn bò ở huyện An Phú;

8- Nhân rộng mô hình trồng nấm các loại, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình;

9- Nhân rộng mô hình sản xuất lúa an toàn sinh học, xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình;

10- Nhân rộng mô hình nuôi gà an toàn sinh học;

11- Nhân rộng mô hình nuôi heo an toàn sinh học;

12- Nhân rộng mô hình sản xuất giống lươn đồng thời kết hợp nuôi thương phẩm theo hướng công nghệ cao;

13- Xây dựng mô hình nuôi cá chình trên lồng bè công nghệ cao;

14- Chuyển giao ứng dụng hệ thống quan trắc môi trường tự động và chuyển giao ứng dụng kỹ thuật tạo thức ăn tự nhiên cho các vùng ương giống cá tra tập trung;

15- Nhân rộng mô hình “ứng dụng công nghệ cao nuôi cá heo nước ngọt (Botia modesta Bleeker, 1965) vèo trong ao đất gắn với liên kết tiêu thụ;

16- Sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn SRP gắn kết với liên kết tiêu thụ, xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa bền vững và nâng cao thu nhập cho nông dân;

17- Sản xuất cây màu trên nền đất lúa ở những vùng canh tác lúa kém hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu với liên kết tiêu thụ;

18- Nâng cao giá trị gia tăng cho nông dân trong sản xuất lúa hữu cơ;

19- Phát triển chăn nuôi nông hộ bền vững dựa vào nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương với mô hình nhóm tiết kiệm cộng đồng tự quản;

20- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học tạo sinh kế cho hộ dân khó khăn sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

21- Phát triển đàn dê lai năng suất cao, đảm bảo vệ sinh môi trường tại tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025;

22- Nuôi ếch trong vèo kết hợp với cá trê trong ao đất;

23- Nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt kết hợp men vi sinh;

24- Ứng dụng khoa học công nghệ vào xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch lấu M.favus kết hợp cá heo B. modesta trong ao đất tại An Giang;

25- Kỹ thuật canh tác xen canh lúa – cá theo hướng tiêu chuẩn VIETGAP thích ứng với biến đổi khí hậu;

26- Sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VIETGAP gắn với liên kết tiêu thụ, xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất xoài bền vững và nâng cao thu nhập cho nông dân;

27- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ;

28- Mô hình sinh kế mùa nước nổi kết hợp hồ trữ nước phân tán gắn kết tiêu thụ và du lịch trên địa bàn huyện Tịnh Biên;

29- Mô hình đa canh kết hợp trên địa bàn huyện Tịnh Biên.

4.3. Địa điểm thực hiện dự án: các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh An Giang

5. Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội:

5.1. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội:

– Giáo dục và giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

– Hỗ trợ người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn.

– Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

– Hỗ trợ cơ sở vật chất cho các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn. 

– Phòng chống bạo lực gia đình, buôn bán, xâm phạm phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. 

– Can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ hiệu quả, hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập

5.2Dự án vận động viện trợ:

Gồm 18 dự án:

Gồm 03 dự án trên địa bàn huyện An Phú:

  • Hỗ trợ người khuyết tật vận động;
  • Hỗ trợ đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, chú trọng vùng nông thôn;
  • Phòng chống mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng;

Gồm 01 dự án trên địa bàn huyện Tri Tôn:

  • Tuyến ống truyền tải hệ thống cấp nước Ninh Thạnh, xã An Tức, huyện Tri Tôn

Gồm 05 dự án trên địa bàn các huyện, thị, thành phố:

  • Nâng cao vai trò phụ nữ trong chuỗi liên kết tiêu thụ lúa gạo giai đoạn 2021-2025 trên toàn tỉnh
  • Nâng cao vai trò của phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn Các huyện thị, thành: Thoại Sơn, Chợ Mới, Long Xuyên, Châu Thành;
  • Mô hình nuôi thủy sản cho phụ nữ và người lớn tuổi tại nông thôn: nuôi ốc bưu đồng trong vèo kết hợp cá rô đồng trong ao đất tại An Giang;
  • Nâng cao vai trò của phụ nữ về bảo vệ môi trường trong canh tác lúa trên toàn tỉnh

9- Giải pháp nâng cao thu nhập và phát huy vai trò của phụ nữ vùng nông thôn từ phát triển mô hình nuôi gà bản địa an toàn sinh học tại tỉnh An Giang trên toàn tỉnh.

Gồm 02 dự án trên địa bàn huyện Tịnh Biên

10- Xây dựng 10 căn nhà cho hộ khó khăn;

11- Trang bị 10 lồng bơi di động phục vụ phổ cập bơi, phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em;

Gồm 07 dự án trên địa bàn huyện Thoại Sơn

12- Xây dựng nhà tình thương, cở sở bảo trợ xã hội;

13- Xây dựng mô hình dạy nghề gắn liền với giải quyết việc làm cho trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.;

14- Hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật;

15- Hỗ trợ cho người khuyết tật có điều kiện học nghề;

16- Vận động đầu tư thêm cơ sở sản xuất kinh doanh riêng cho người khuyết tật;

17- Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, mua bán người nhất là đối với phụ nữ và trẻ em;

18- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, phục hồi và tái hòa nhập cho nạn nhân bị mua bán.

5.3. Địa điểm thực hiện dự án: trên địa bàn các huyện An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn và trên toàn tỉnh

6. Lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu:

6.1. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu :

– Ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững.

– Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

– Hỗ trợ xây dựng các bãi xử lý rác thải tập trung và mô hình xử lý rác hộ gia đình nông thôn.

– Hỗ trợ các mô hình nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, xây dựng mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu.

6.2Dự án vận động viện trợ:

Gồm 04 dự án:

1- Ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, phòng ngửa, giảm nhẹ thiên tai, nâng cao nhận thức cộng đồng  về biến đổi khí hậu, cứu trợ khẩn cấp khi xảy ra thiên tai trên địa bàn huyện An Phú;

2- San lấp mặt bằng Tuyến dân cư Ấp Phũm Soài, xã Châu Phong trên địa bàn Thị xã Tân Châu;

3- Mô hình xử lý rác hộ gia đình nông thôn  trên địa bàn huyện Tịnh Biên

4- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn do thiên tai trên địa bàn huyện Thoại Sơn;

6.3. Địa điểm thực hiện dự án: trên địa bàn các huyện An Phú, Tịnh Biên, Thoại sơn và Thị xã Tân Châu.

7. Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch:

7.1. Các nội dung ưu tiên trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch:

– Hỗ trợ bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống.

– Hỗ trợ trang thiết bị dụng cụ tập luyện thể dục, thể thao ngoài trời tại vùng sâu, vùng xa, khó khăn, vùng nông thôn, miền núi, biên giới và dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang.

– Hỗ trợ phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, quảng bá du lịch tỉnh An Giang.

7.2. Dự án vận động viện trợ:

Gồm 05 dự án:

1- Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Kinh lá buông của đồng bào Khmer tỉnh An Giang trên địa bàn huyện Tri Tôn;

2- Hỗ trợ các trang thiết bị thể thao cộng đồng tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2025;

3- Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn các huyện Chợ Mới, Tịnh Biên, TP. Long Xuyên và TP. Châu Đốc;

4- Tài trợ chi phí mua nhạc cụ cho Đội văn nghệ Khmer huyện Tịnh Biên;

5- Sửa chữa, nâng cấp Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Khmer tại xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên  phục vụ khách du lịch.

7.3. Địa điểm thực hiện dự án: Trên địa bàn các huyện: Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới, TP. Long Xuyên và  TP. Châu Đốc.

CƠ QUAN ĐẦU MỐI QUAN HỆ VÀ VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PCPNN:

Cơ quan: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh An Giang.

Địa chỉ: 28, đường Ngô Gia Tự, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Điện thoại liên hệ: 0296.3954 820

Email: lhctchn@angiang.gov.vn

Yên Bái
25/05/2023 1.521 lượt xem
Vĩnh Phúc
25/05/2023 0 lượt xem
Tuyên Quang
25/05/2023 1.599 lượt xem
Trà Vinh
25/05/2023 1.660 lượt xem
Tiền Giang
25/05/2023 1.576 lượt xem
Thừa Thiên Huế
25/05/2023 1.603 lượt xem
Thanh Hóa
25/05/2023 1.549 lượt xem
Thái Nguyên
25/05/2023 1.473 lượt xem
Thái Bình
25/05/2023 1.529 lượt xem
Sóc Trăng
25/05/2023 1.590 lượt xem
Quảng Trị
25/05/2023 1.553 lượt xem
Quảng Ngãi
25/05/2023 1.447 lượt xem